Tùng Phát chia sẻ với bạn một quy trình Seo Website với 3 bước giúp bạn đưa trang Web lên Top Google. Đây là kinh nghiệm được tổng hợp và đúc kết từ nhiều nguồn và dưới quy mô là một bài viết chứ không phải Seo tổng thể một Website nên có thể sẽ lược bỏ một vài kỹ thuật khác, hy vọng chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong công việc Seo Website.
Thời gian cần thiết để thấy hiệu quả của quy trình Seo Website này là tối thiểu 3 tháng, nếu bạn không thực sự đạt được kết quả như mong muốn thì cũng đừng lo vì có thể từ khóa và lĩnh vực bạn đang SEO thực sự nhỏ hoặc quá khó cạnh tranh.
Nhưng 5 bước đưa trang Web lên Top dưới đây sẽ giúp bạn học hỏi được rất nhiều kỹ năng có ích trong công việc. Còn nếu bạn thành công thì hãy chia sẻ rộng rãi bài viết này nhé.
Giờ hãy cùng bắt đầu nào
5 Bước Đưa Trang Web Lên Top Google
Bước 1: Chọn từ khóa phù hợp
Chắc chắn rồi, Seo gắn liền với từ khóa vì từ khóa tạo nên công cụ tìm kiếm, nghiên cứu tìm ra từ khóa phù hợp là bước đầu tiên đưa trang Web lên top Google, ảnh hưởng lớn đến việc thành bại của một quy trình Seo Website.
Vậy thế nào được gọi là phù hợp?
- Đầu tiên là sự liên quan.
- Thứ hai là lưu lượng tìm kiếm
- Và cuối cùng là mức độ cạnh tranh
Giờ hãy tìm hiểu bằng 1 ví dụ cụ thể và thực hành bằng công cụ SEMrush
Ví dụ: Tôi đang Seo cho một doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm Tỏi đen đóng gói (tỏi đen là một loại thực phẩm chức năng tốt cho người cao tuổi, được lên men từ các loại tỏi đặc biệt). Vậy từ khóa chủ đề mà tôi theo đuổi là Tỏi Đen.
Giờ thì tôi phải xem thử đối thủ cạnh tranh lớn nhất của mình là ai nếu muốn đưa trang Web lên top Google? Bạn có thể gõ tìm kiếm bằng các thuật ngữ liên quan đến ngành của bạn trên Google để xem ai đang giữ vị trí trong Top Google.
Doanh nghiệp tôi chủ yếu bán Online trực tiếp đến khách hàng nên tôi tìm kiếm từ khóa “mua tỏi đen” =>> Bỏ qua các kết quả tìm kiếm quảng cáo, kết quả của những sàn thương mại điện tử, nhà thuốc, siêu thị phân phối thì tôi tìm thấy có 1 đối thủ trong top 10.
Giờ thì mở công cụ SEMrush mà nhập tên miền của đối thủ vào thanh tìm kiếm.
Bạn sẽ thấy kết quả tổng quan như hình bên dưới, bước này có thể gọi là phân tích đối thủ, nhưng chúng ta chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm từ khóa của đối thủ chứ không phân tích sâu hơn. Giờ hãy đi vào phần “Competitors” để chắc chắn rằng bạn tìm đúng đối thủ lớn nhất.
Vì đôi khi thứ hạng thực tế sẽ bị thay đổi liên tục tùy thuộc vào từng tài khoản, từng thiết bị, từng vị trí của người dùng. Tìm đối thủ lớn nhất vì chúng ta muốn cạnh tranh vị trí đó để đưa trang Web lên Top Google chứ không phải ở các trang 2,3,…
Sau khi xác nhận được đối thủ hãy quay lại phần “Positions”. Ở đây dữ liệu sẽ cho ta thấy trang Web của đối thủ đang lên Top Google với những từ khóa nào. Giờ hãy tải xuống những từ khóa thỏa mãn những điều kiện sau:
- Vị trí trong top 10: Chỉ tập trung vào những từ khóa trong trang đầu tiên, vì nếu bạn tập trung cạnh tranh từ khóa ở trang 2,3 thì bạn có thể chỉ lên được trang 2,3.
- Lưu lượng tìm kiếm (Số lượng người dùng tìm kiếm hàng tháng) >100: Vì sản phẩm này không quá phổ biến và thị trường tương đối ngách nên Volumn trung bình khá thấp, vì vậy ta phải linh hoạt ở bước này để tìm những từ khóa có lưu lượng đủ cao hơn mức trung bình.
- Độ khó (Mức độ cạnh tranh, tính bằng số lượng và chất lượng của các đối thủ đang nhắm đến từ khóa này): Đây là con số trung bình tối thiếu, vì dù cho lưu lượng tìm kiếm có lớn hay nhỏ mà độ khó quá cao thì chúng ta cũng không nên tập trung quá nhiều vào từ khóa đó.
=>> Cuối cùng chúng ta sẽ có được danh sách từ khóa mà đối thủ đang xếp hạng
Sau đó bạn tiếp tục tìm từ khóa liên quan bằng cách nhập từ khóa vào Keyword Magic Tool, công cụ này giúp bạn tìm kiếm các từ khóa liên quan dựa vào truy vấn của người dùng, nó giống như Keywordtoolio hay Keywordplanner.
=>> Hoàn thành danh sách từ khóa về chủ đề lớn của bạn để đưa trang Web lên top Google
Nhưng chưa dừng lại ở đây, nhìn chúng rất nhiều và hơi rối phải không, giờ hãy nhóm chúng lại. Còn nhóm ra sao thì chỉ có bạn biết, bởi vì chỉ có bạn mới hiểu về lĩnh vực bạn đang làm. Bạn có thể nhóm từ khóa dựa theo hành trình mua hàng hay ý định tìm kiếm hay một số nhu cầu khác dựa vào chuyên môn của từng lĩnh vực
Ví dụ:
- Tôi nhóm những từ như mua tỏi đen, giá tỏi đen, tỏi đen cô đơn, tỏi đen lý sơn, tỏi đen giá bao nhiêu,… Đây là những từ khóa mà tôi cho rằng có khả năng chuyển đổi cao, khách hàng đang tìm kiếm sản phẩm hay tham khảo giá để mua, chắc chắn phải tập trung vào nhóm này để bán hàng.
- Nhóm các từ khóa như: công dụng của tỏi đen, tỏi đen có tác dụng gì, tác dụng của tỏi đen, ăn tỏi đen có tác dụng gì,….Nhóm này chủ yếu là chưa biết, đang tìm hiểu về tỏi đen, cần những bài viết chuyên môn để giải thích về sản phẩm, lợi ích và cách dùng sản phẩm này cho khách hàng.
- Nhóm tiếp theo là: Cách làm tỏi đen, máy làm tỏi đen, nồi nấu tỏi đen,… Nhóm này tôi nghĩ có vẻ đã có hiểu biết về sản phẩm nhưng không mong muốn mua sản phẩm đóng gói mà tìm hiểu về cách làm hay những loại nồi, máy có thể nấu ra tỏi đen.
- Bạn có thể chia sẻ về chủ đề này thông qua vài bài viết, có thể trình bày lợi ích của việc sử dụng tỏi đen đóng gói thay vì tự nấu để thuyết phục khách hàng mua hàng
Ngoài ra tôi còn có thể làm nội dung bằng Video để cho khách hàng có cái nhìn trực quan hơn trong lúc tìm hiểu về sản phẩm.
Vậy là bạn đã chia nhóm được một list rất nhiều từ khóa. Xác đinh được các chủ đề mà Website hay sản phẩm/dịch vụ của bạn cần có để phục vụ nhu cầu tìm kiếm của khách hàng
Bước 2: Lên Outline
Trong quy trình Seo Website để đưa trang Web lên top Google thì Outline khá quan trọng. Tất nhiên là bạn có thể viết luôn mà không cần lên Outline, nhưng lên Outline sẽ giúp cho bạn rất nhiều điều mà bạn chưa nghĩ đến như:
- Kiểm soát nội dung: Một cuốn sách mà không có mục lục? Bạn cần Outline để kiểm soát xem mình sẽ viết gì và đã viết gì, nên triển khai những đề mục nào, độ dài nên dừng lại ở bao nhiêu từ, nội dung nên chia sẻ những gì, hướng đến đối tượng nào.
- Dễ dàng hợp tác: Nếu bạn có cộng sự cùng viết bài hay chuyển ra bên ngoài cho các cộng tác viên thì Outline giúp đối tác hiểu được ý mà bạn muốn triển khai trong bài viết và kiểm tra bài viết của họ
- Dễ dàng Audit: Sau một thời gian, bạn muốn quay lại tối ưu những nội dung cũ, Outline giúp bạn có cái nhìn tổng quan xem các đề mục đã lỗi thời hay chưa, dễ dàng kiểm soát tối ưu.
Bước 3: Viết nội dung
Có rất nhiều bài viết và video hướng dẫn viết nội dung chuẩn SEO đưa trang Web lên top Google rất đầy đủ và bài bản, bạn có thể tìm hiểu. Ở đây tôi sẽ lưu ý cho bạn một vài vấn đề quan trọng trong lúc viết và sau khi viết xong.
- Ý định tìm kiếm: Bạn phải xác định ý định tìm kiếm của người dùng giống lúc chia nhóm từ khóa vậy. Nếu người dùng chỉ muốn tìm hiểu sản phẩm nhưng bạn lại viết bài bán hàng để tập trung vào từ khóa đó thì lại không hiệu quả. Hay người dùng muốn mua hàng, muốn xem nơi nào bán hàng mà bạn lại tập trung bài viết giải thích, bài Blog vào từ khóa thì khó mà lên Top.
- Kết quả ưu tiên mà Google trả về: Thử lên Google tìm kiếm để xem Google sẽ ưu tiên trả về kết quả gì, có thể là bài viết, landingpage, video, danh mục sản phẩm, …..
- Không Spam từ khóa: Có vài công cụ Seo yêu cầu bài viết của bạn phải có chừng đó từ khóa thì mới được chấm điểm xanh. Nhưng đừng quá tin vào số điểm của công cụ chấm mà cố gắng nhồi nhét thêm từ khóa.
- URL ngắn gọn dễ đọc: Có thể bạn muốn đo lường gì đó mà gắn thêm vài đoạn mã vào URL, nhưng nếu không thật sự cần thiết thì hãy giữ cho URL đơn giản và thân thiện nhất có thể,
Googlebot thích những URL thân thiện
example.com/lebensmittel/pfefferminz
Nó rất khó nhận diện những URL như thế này
https://www.example.com/index.php?id_sezione=360&sid=3a5ebc944f41daa6f849f730f1
- Hình ảnh và Video phong phú: Luôn phải có hình ảnh và Video, đừng để khách hàng đọc một bài viết toàn chữ dù bạn viết tốt hay chuyên môn đến đâu, hãy thêm hình ảnh liên quan, có chất lượng tốt và nhớ thêm đầy đủ tên và thuộc tính cho ảnh.
- Thêm Schema: Schema là một đoạn mã cấu trúc dữ liệu giúp Website bạn đủ điều kiện hiển thị tốt hơn trên kết quả tìm kiếm. Đủ điều kiện ở đây có nghĩa là bạn có khả năng hiển thị nhưng chưa chắc sẽ được hiển thị, điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là thứ hạng khi đưa trang web lên top Google.
- Check trùng lặp: Đôi khi bạn khó mà biết được cộng tác viên có copy bài của ai không hay trong lúc viết có đoạn nào bị trùng lặp với Website khác hay không? – Check trùng lặp bằng công cụ là một phần không thể thiếu của một quy trình Seo Website, để chắc chắn bạn sẽ không bị khiếu nại hay bị Google phạt
- Gửi yêu cầu lập chỉ mục: Cuối cùng là vào Search Console để gửi yêu cầu cho Google lập chỉ mục.
Đặt liên kết nội bộ trỏ đến những bài viết liên quan, những bài viết giải thích hỗ trợ cho bài viết chính. Và theo một mô hình nhất định, chẳng hạn như Topic Cluster. Bạn đã nhóm nội dung thành các chủ đề riêng, trong mỗi chủ đề có thể có nhiều bài viết liên quan nhau, bạn cần liên kết chúng lại và hạn chế liên kết sang chủ đề khác.
Nhưng nếu muốn thì vẫn được, không có quy tắc bắt buộc nào ở đây. Ví dụ như bạn đang viết bài hướng dẫn sử dụng nồi nấu tỏi đen (một bài viết trong chủ đề cuối), bạn hoàn toàn có thể viết để thuyết phục khách hàng và điều hướng khách hàng sang bài viết bán hàng (một bài viết ở chủ đề đầu tiên).
Bước 4: Quảng bá bài viết
Đừng nghĩ đến việc Spam link nhé. Hãy tìm những cách quảng bá bài viết một cách tự nhiên và có giá trị nhất với người dùng.
- Liên kết nội bộ: Hãy chắc chắn rằng bạn đã liên kết tốt, đừng để bài viết bị bơ vơ khi không có sự liên kết nào với các trang khác trong Website
- Share lên trang cá nhân: Chia sẻ lên trang cá nhân mạng xã hội của bạn, điều này còn có thể giúp bạn xây dựng thương hiệu cá nhân, một người chia sẻ kiến thức hay cho cộng đồng
- Share và kèm vài dòng chia sẻ vào những hội nhóm liên quan: Đừng Spam liên kết trên Social, nó không giúp đưa trang Web lên top Google, hãy chia sẻ vào những nhóm liên quan, những nhóm mà bạn nghĩ họ sẽ quan tâm, kèm thêm vài dòng chia sẻ để không bị ngó lơ.
- Backlink: Chắc chắn không thể thiếu, nếu bạn có sẵn hệ thống PBN thì tốt, không thì có thể mua Backlink để đưa trang Web lên Top Google
Trên đây và quy trình Seo Website – 5 bước giúp đưa trang Web lên Top Google nhanh nhất mà Tùng Phát và đúc kết và chia sẻ cho các bạn, nếu thấy hay hãy chia sẻ cho nhiều người nữa nhé.
Bước 5: Quay lại tối ưu
Sau khi hoàn thành bài viết, bạn cần định kỳ quay lại kiểm tra các nội dung cũ, để đưa trang web lên top Google thì bước quay lại tối ưu nội dung là rất cần thiết.
Tại sao phải quay lại?
Nhiều người cho rằng chỉ quay lại khi thấy nội dung không hiệu quả, không lên top Google, không có người truy cập. Nhưng theo tôi thì dù có hiệu quả hay không thì vẫn cần thiết phải quay lại tối ưu, cập nhật nội dung vì một vài lý do sau:
Từ khóa mới
Sau một thời gian Index và có lượng truy cập, Google Search Console sẽ cung cấp cho bạn một số liệu khá hay, đó chính là từ khóa mà người dùng tìm kiếm mà ở đó Website của bạn được hiển thị hoặc được nhấp vào.
Khi kiểm tra bạn sẽ phát hiện có nhiều từ khóa bạn không hề tập trung trong bài viết nhưng Website của bạn vẫn hiển thị và có lượng tìm kiếm cao.
=>> Bạn nên cân nhắc thêm các từ khóa này vào bài viết để có thể đưa trang Web lên top Google
Nội dung lỗi thời
Sau một thời gian nhất định, nội dung bạn đã viết có thể không còn đúng hay thịnh hành =>> hãy cập nhật lại nội dung trên chính đường liên kết đó. Google thích những cập nhật mới.