Số lượng người dùng tìm kiếm trên thiết bị di động ngày càng gia tăng, vấn đề tối ưu Website trên mobile trở thành việc ưu tiên hơn hẳn. Google AMP ra đời với vai trò thiết yếu trong việc tối ưu Webiste trên thiết bị di động, gia tăng trải nghiệm người dùng và lưu lượng truy cập. Vậy AMP thật sự là gì? Nó ứng dụng thế nào trong Website hay việc thúc đẩy SEO? Hãy cùng Tùng Phát tìm hiểu nhé
Tìm hiểu về AMP
AMP là gì
AMP (Accelerated Mobile Pages) – là một framework mã nguồn mở Google phát triển. Accelerated Mobile Pages tạo ra trải nghiệm cho người dùng tốt hơn, nhanh hơn khi duyệt web trên thiết di động. Về cơ bản, AMP cho phép developer xây dựng các trải nghiệm gọn nhẹ nhất cho thiết bị di động, bằng cách đơn giản hóa HTML và tuân theo các quy tắc CSS được sắp xếp hợp lý
Nhờ có AMP mà việc duyệt Web trên thiết bị di động sẽ diễn ra nhanh và mượt mà hơn, mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng.
Các kỹ thuật được Google AMP sử dụng
- Lazy loading image: Ưu tiên tải của AMP thường là phần nhẹ nhất, đó là phần text và trì hoãn việc tải images, video. Cơ bản là thay vì phải tải đủ toàn bộ bài viết và các phần tử media bên trong rồi mới hiển thị cho người dùng, AMP chỉ ưu tiên tải phần văn bản và hiển thị ngay, nhờ đó giảm được thời gian chờ đợi.
Còn các phần tử media sẽ được trì hoãn tải cho đến khi người dùng croll đến vị trí đó và có xu hướng ngừng lại để xem images/ video. Nhờ giảm thiểu tối đa thời gian cho việc tải những dữ liệu chưa cần thiết, tốc độ tải trang sẽ được cải thiện đáng kể
- Kỹ thuật tải javascript bất đồng bộ async: Hiểu cơ bản là trước đây việc chạy code và tải dữ liệu sẽ thực hiện theo trình tự nhất định, có nghĩa là phải có cái trước thì cái sau mới bắt đầu hoạt động. AMP giúp việc chạy code và upload dữ liệu diễn ra một cách riêng biệt, ngay cả khi phần code ở trên chưa tải xong thì phần bên dưới vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ mà không cần chờ đợi
- CDN: Mạng phân phối nội dung, là một mạng được lưới phân phối theo địa lý của các máy chủ và trung tâm dữ liệu của chúng. Mục tiêu là cung cấp hiệu suất cao bằng cách phân phối dịch vụ theo không gian liên quan đến người dùng cuối.
AMP hiển thị trên Google Search như thế nào?
Khi tìm kiếm trên Google bằng các thiết bị di động, những trang web sử dụng Google AMP sẽ có ký hiệu hình tia sét và dòng chữ AMP bên cạnh đường link trong trang kết quả tìm kiếm. Nếu bạn kích chuột vào đường link này, nội dung sẽ hiển thị theo các hình thức dưới đây:
Trình xem AMP của Google: Dạng hiển thị mặc định để Google tiến hành phân phối và lưu trữ nội dung, giúp người dùng có những trải nghiệm tốt hơn khi truy cập trang.
Signed exchange: Dạng hiển thị trên link URL gốc của nội dung. Thông thường, bạn sẽ phải tiến hành cài đặt thêm nếu muốn người dùng có thể truy cập trực tiếp đến trang mà không cần thông qua bước đệm
Xem thêm các kiến thức về Website để tối ưu trang Web của bạn:
>>> API là gì? Ứng dụng của API
>>> DNS là gì – Cách sử dụng DNS
>>> WIX là gì ?
AMP hiển thị trong Google Console
Google Search Console là công cụ hỗ trợ giúp bạn theo dõi trạng thái AMP cho website của mình. Bằng việc sử dụng Google Console, bạn sẽ nắm được danh sách các trang AMP được cài đặt thành công và các trang đang phát sinh lỗi. Thao tác kiểm tra khá đơn giản, bạn chỉ cần truy cập Google Console và kích vào mục Trang tối ưu cho thiết bị di động.
AMP Plugin
Để ứng dụng AMP cho website, bạn cần cài đặt thêm AMP Plugin. Plugin này sẽ hỗ trợ hiển thị các trang web được tối ưu HTML – những trang web có tốc độ tải nhanh hơn nhờ lược bỏ phần HTML Code Tag Manager. Với những trang có JavaScript, Script này sẽ không được hiển thị trong AMP.
Trong quá trình sử dụng AMP Plugin, bạn cần chú ý một số điểm sau:
- CSS – Streamlined là phiên bản cần ưu tiên sử dụng để hỗ trợ AMP plugin
- Chỉ sử dụng những thư viện mà AMP cung cấp
- Để đảm bảo AMP hoạt động mà không phát sinh lỗi hãy thực hiện Validate đúng cách
- Form là một trong những tính năng không thể sử dụng trong AMP
- Điều chỉnh chiều rộng & chiều cao để đảm bảo tỉ lệ khung, hình ảnh trên trang
- Sử dụng Extension AMP Approved để hỗ trợ tốt nhất cho trang khi trình chiếu video
Cấu trúc của AMP có 3 loại:
- AMP HTML: tập con HTML, có tag và thuộc tính để tùy chỉnh nhưng số lượng, tính năng khá hạn chế. Trong trường hợp bạn đã có kiến thức cơ bản với HTML thì theo tác sẽ không khó
- AMP JS: Framework JavaScript được tạo ra nhằm mục đích riêng biệt phục vụ cho trang web trên thiết bị di động
- AMP CDN (Content Delivery Network): đánh dấu bộ nhớ đệm các trang AMP và thực hiện tối ưu.
Ứng dụng của AMP trong SEO
Việc Website có sử dụng AMP hay không thì hiện tại chưa có tài liệu nói sẽ ảnh hưởng đến SEO. Tuy nhiên AMP lại làm tăng tốc độ tải trang và từ đó các chỉ số:
- LCP (Thời gian hiển thị nội dung lớn nhất)
- FID (Thời gian phản hồi lần tương tác đầu tiên)
- CLS (Điểm số tổng hợp về mức thay đổi bố cục) sẽ tăng từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến ưu tiên xếp hạng của Google
Tốc độ tải càng nhanh, Google sẽ đánh giá cao và xếp hạng trang cao cho web phiên bản di động. Từ đó thu hút lượng Traffic lớn từ người dùng trên các thiết bị di động.
Bạn cần chú ý đến các tiêu chí Google mobile-friendly để đem lại kết quả như mong muốn. Tốt nhất là khi Website của bạn vừa có AMP, vừa đạt chuẩn mobile-friendly, trang web sẽ được ưu tiên xếp hạng hay còn gọi là
Kiểm tra AMP như thế nào
Kiểm tra AMP khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau
Truy cập vào đường link: https://search.google.com/test/amp =>> Dán đường link mà bạn muốn kiểm tra vào khung =>> Kích vào “Test URL” để bắt đầu quy trình kiểm tra
=>> Tiếp đó, hệ thống sẽ báo lại kết quả ngay lập tức. Thông báo “Valid AMP” và màu xanh lá nghĩa là hợp lệ. Còn các trường hợp không hợp lệ, hệ thống sẽ thông báo lỗi để bạn tiến hành điều chỉnh.
Một số công cụ giúp bạn kiểm tra tốc độ tải trang:
- Google PageSpeed Insights: Công cụ hỗ trợ kiểm tra tốc độ trang, đánh giá quá trình tải trang trên các thiết bị khác nhau, cung cấp đề xuất giúp bạn cải thiện tốc độ tải trang
- Think with Google: Công cụ hỗ trợ kiểm tra tốc độ tải trang trong các điều kiện kết nối mạng khác nhau, bao gồm thời gian tải khi sử dụng 3G, 4G.
- Dotcom Monitor: Công cụ hỗ trợ kiểm tra và phân tích toàn diện website: thời gian tải trang, số lượng yêu cầu, tốc độ tải trên các trình duyệt phổ biến, kiểm tra hosting và server web,…
Ưu điểm và hạn chế của AMP
Ưu điểm
Ưu điểm nổi bật nhất của Google AMP là gia tăng tốc độ tải trang trên các thiết bị di động. Theo nghiên cứu thống kế, các trang cài AMP có tốc độ tải nhanh hơn 15 – 80% các trang không cài AMP. Tốc độ tải trang càng nhanh đồng nghĩa với việc tỷ lệ thoát trang càng thấp.
Mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng khi truy cập trang từ thiết bị di động, website của bạn sẽ được đánh giá cao, có thứ hạng tốt hơn, thu hút nhiều người truy cập.
Ngoài ra, AMP cũng giúp cải thiện hiệu suất máy chủ do giảm thiểu tối đa những yêu cầu truy xuất dữ liệu với dung lượng lớn từ thiết bị di động.
Hạn chế
Không nên chèn Quảng cáo: AMP làm hạn chế khả năng hiển thị quảng cáo, cùng với đó việc cài đặt Ads trên các trang AMP cũng khó khăn hơn nhiều, vì vậy hãy cân nhắc nếu bạn muốn kiếm nguồn thu từ quảng cáo.
Không hỗ trợ Google Analytics: Một điểm hạn chế khác là bạn không thể nhận được dữ liệu từ Google Analytics cho các trang AMP, điều này có thể ảnh hưởng đến các mục tiêu hay hoạt động marketing online của bạn. Hãy lựa chọn và cân nhắc những trang nào cần AMP