Băng thông là gì? Thông số băng thông có thể bạn chưa biết ?

băng thông là gì

Trong thời đại công nghệ 4.0, internet có vai trò rất quan trọng giúp con người phát triển và thành công trong công việc và cuộc sống. Nhu cầu sử dụng internet ngày càng tăng nhưng không phải ai cũng nắm bắt, hiểu hết các khái niệm về internet.

Băng thông là gì?

Băng thông có tên tiếng Anh là Bandwidth, là tốc độ tối đa có thể truyền tải trong 1 giây. Bạn có thể nghe thấy những từ này thông qua tốc độ mạng cáp quang hay tốc độ copy của USB. Với nghĩa này, băng thông được hiểu là băng thông rộng.

Trong lưu trữ website, băng thông thường được dùng để mô tả số lượng dữ liệu tối đa qua lại giữa các website và người dùng trong một đơn vị thời gian (thường là theo tháng), có nghĩa là tổng số lưu lượng được truyền tải trong 1 tháng.

băng thông là gì
băng thông là gì

Giới hạn băng thông là gì?

Giới hạn băng thông là một chức năng hạn chế sự hoạt động download/upload của người dùng khi truy cập trên internet chung để đảm bảo đường truyền có chất lượng ổn định.

Nó giúp những người dùng mạng không dây tránh việc quá tải đường truyền làm ngắt quãng khi truy cập mạng, có thể giải quyết được những vấn đề phát sinh trong quá trình truy cập internet như mạng lag, chậm, đụng IP,… nhằm đảm bảo các thiết bị truy cập với tốc độ mạng được ổn định.

giới hạn băng thông
giới hạn băng thông

Băng thông ảnh hưởng tới website như thế nào?

Băng thông là một thông số chỉ mức dung lượng truyền tải dữ liệu giữa website với máy tính của bạn trong thời gian nhất định. Giới hạn băng thông phụ thuộc vào gói dịch vụ mua từ nhà cung cấp. Giới hạn băng thông càng cao thì mức dữ liệu cho phép truyền tải càng lớn. Còn trường hợp băng thông hết thì các yêu cầu truy cập website sẽ bị từ chối. 

Do đó việc sở hữu một website chuyên nghiệp thôi chưa đủ mà bạn còn phải chuẩn bị gói hosting chất lượng cao với băng thông rộng, trong những giờ cao điểm đường truyền dữ liệu của người dùng được đảm bảo không bị ngắt quãng.

Băng thông càng lớn thì khả năng hoàn thành tác vụ, xử lý yêu cầu của khách hàng càng nhanh. Cho phép lượng người dùng lớn truy cập vào website bạn trong một thời điểm mà không xảy ra vấn đề gì.

Băng thông gồm có những dạng nào?

Tùy vào từng tiêu chí, phương diện mà băng thông được phân thành nhiều loại như:

phạm vi băng thông
phạm vi băng thông

Theo phạm vi sử dụng

• Băng thông trong nước: chỉ sử dụng để trao đổi, tương tác qua lại giữa các máy chủ trong nước. Rất thích hợp để dùng cho mạng nội bộ.

• Băng thông quốc tế: được dùng để trao đổi, tương tác giữa máy chủ của nhiều quốc gia khác nhau. Vì vậy mà khi đứt dây cáp quốc tế thì người dùng sẽ không truy cập được vào các website nước ngoài hoặc truy cập được nhưng độ load chậm.

Theo dung lượng sử dụng

• Băng thông được cam kết: trong mỗi tháng người dùng sẽ được cung cấp lượng dung lượng cố định như đã cam kết để truy cập mạng. Nếu người dùng sử dụng hết lượng dung lượng đó và muốn sử dụng tiếp băng thông thì phải trả tiền.

• Băng thông được chia sẻ: gói băng thông được sử dụng chia sẻ cho nhiều máy chủ nhằm hạn chế tình trạng bị đơ máy chủ.

• Băng thông riêng: người dùng sử dụng bao nhiêu băng thông thì trả chi phí đó thôi không phải chia sẻ băng thông với người khác.

dung lượng băng thông
dung lượng băng thông

Cách tính băng thông của website

Băng thông được tính bằng tổng lưu trữ dữ liệu trao đổi giữa máy chủ Web Hosting và người dùng (gồm các dịch vụ FTP, IMAP, HTTP, SMTP).

Công thức:

Băng thông của tháng = dung lượng Upload (tải lên) + tổng dung lượng Download (tải về)

Đơn vị tính băng thông là MB hoặc GB.

Các thông số cần biết của băng thông hotsting

Với bất kỳ hình thức thuê máy chủ hotsing nào bạn cũng cần phải tìm hiều kỹ thông số trước khi quyết định mua. Các số liệu cần được xem xét là:

• Disk Space: dung lượng

• Addon domain: là tên miền cộng thêm. Có thể cùng với tên miền chính bạn đã đăng ký để chạy cùng lúc nhiều website riêng biệt.

• Parked domain: là tên miền phụ đại diện cho tên miền chính, nó sẽ được trỏ về tên miền chính. Đại diện cho tên miền chính chứ không chạy một website nào khác.

• MSSQL hoặc MySQL: số lượng database của gói hosting, thông thường mỗi website sẽ chạy một database.

• FTP (File Transfer Protocol): là một giao thức truyền tệp tin trên mạng internet. Bạn có thể dùng các phần mềm FTP (FTP Client) để kết nối với máy chủ và tải các tệp tin dữ liệu lên cũng như cập nhật website một cách dễ dàng khi máy chủ của bạn hỗ trợ FTP.

• Hosting Controller hay Cpanel: đây là phần mềm website đi kèm hỗ trợ khách hàng chủ động quản trị vps quản lý hosting, cung cấp các tính năng quản lý thư mục, database, backup dữ liệu, sub-domain,…

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *