Bootstrap là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Bootstrap

Tại sao nên xài bootstrap

Khi thiết kế một website hay sử dụng các dịch vụ liên quan đến website chắc hẳn bạn đã được nghe đến khái niệm “Bootstrap” hay “công nghệ Bootstrap”. Bài viết này Tùng Phát sẽ giúp bạn hình dung Bootstrap là gì ? cũng như hướng dẫn bạn cách sử dụng nó.

Bootstrap là gì
Bootstrap là gì

Bootstrap là gì?

Bootstrap là một framework cho phép quá trình thiết kế website diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn trên những thành tố cơ bản có sẵn như typography, forms, buttons, grids, tables, navigation, image carousels,… Bootstrap bao gồm các HTML, CSS và JavaScript template dùng để phát triển Website Responsive.

Bootstrap gồm một bộ sưu tập miễn phí của các mã nguồn mở và công cụ dùng để tạo ra các trang web hoàn chỉnh. Các designer có thể sáng tạo ra nhiều tác phẩm mới khi làm việc với framework với các thuộc tính về giao diện đã được quy định sẵn.

Bootstrap tương thích với các phiên bản mới nhất của tất cả các trình duyệt nổi tiếng như Firefox, Chrome, Opera, IE,…

Vì sao bạn nên dùng Bootstrap?

Tại sao nên xài bootstrap
Tại sao nên xài bootstrap

+ Dễ dàng sử dụng: Nó dựa trên xu hướng mã nguồn mở HTML, CSS và Javascript, bạn chỉ cần có kiến thức cơ bản về 3 mã này thì có thể sử dụng Bootstrap tốt để thiết kế một website chuyên nghiệp.

+ Tính năng Responsive: Bootstrap mặc định hỗ trợ Responsive và ưu tiên cho việc tương thích với các giao diện trên thiết bị di động. Nó có khả năng tự động điều chỉnh kích thước trang website theo khung browser.

+ Tùy chỉnh dễ dàng: Bootstrap cho phép designer linh hoạt dễ dàng. Bạn có thể lựa chọn những thuộc tính phần tử phù hợp với dự án mà bạn theo đuổi.

+ Bootstrap hoạt động theo xu hướng mã nguồn mở, do đó bạn có thể vào mã nguồn chỉnh sửa, thay đổi tùy ý.

Cấu trúc và tính năng của Bootstrap

Bootstrap chứa các tập tin JavaScript, CSS và fonts đã được biên dịch và nén lại. Nó được thiết kế dưới dạng module. Nên dễ dàng tích hợp với hầu hết các mã nguồn mở như Joomla, WordPress, Magento,… Bootstrap có các chức năng nổi bật như:

  • Bootstrap cho phép người dùng truy cập vào thư viện “khổng lồ” với các thành tố dùng để tạo nên giao diện của một website hoàn chỉnh.
  • Cho phép người dùng tùy chỉnh framework của website trước khi tải xuống và sử dụng nó tại trang web của khung.
  • Bootstrap được tích hợp Query. Chỉ cần bạn khai báo chính xác các tính năng trong quá trình lập trình web.
  • Tái sử dụng các thành phần lặp đi lặp lại trên trang web.

Một số lưu ý khi sử dụng Bootstrap

+ Class Container: là thẻ bọc ngoài hầu hết tất cả các div về sau, bởi nó đã được fix sẵn độ rộng cho từng độ phân giải cụ thể.

+ Class Container – fluid: thẻ có độ rộng full màn hình, cần padding sang hai bên là 15px, thẻ này cũng bọc hầu hết tất cả các div về sau.

+ Class Row: là thẻ có margin số âm, – 15px nếu bạn muốn thêm một thẻ nào đó vào sát thẻ này ở 2 bên. Ngược với Container, chỉ cần bạn đặt container bọc thẻ ngoài Row là thẻ trong đó sẽ nằm đúng lề.

Hướng dẫn cài đặt Bootstrap

Hướng dẫn cài đặt
Hướng dẫn cài đặt

Có 2 cách phổ biến để tải Bootstrap về web hosting của bạn:

  • Tải trực tiếp từ trang cung cấp Bootstrap
  • Thông qua CDN Bootstrap

Tải về từ trang Bootstrap

Bạn có tải Bootstrap từ trang chủ https://getbootstrap.com/. Sau khi đã tải về, bạn sẽ nhận được cấu trúc gồm 2 thư mục JS và CSS. Cần giải nén và cài đặt vào web hosting thông qua giao thức FTP.

Với những bước đơn giản trên thì người dùng đã có thể sử dụng được Bootstrap ngay lập tức. Đây là biên bản đã được biên dịch sẵn nên quá trình tải và nhúng Bootstrap vào Website diễn ra nhanh chóng.

Kết luận

Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi Bootstrap là gì? Để từ đó có cái nhìn rõ hơn khi thiết kế website !

Rate this post
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận