Trong bài viết này Công Ty Seo Tùng Phát xin hướng dẫn cách tạo chứng chỉ SSL miễn phí với Let’s Encrypt cực kì đơn giản. Dành cho các bạn tự mua VPS ở Vultr.com hoặc tự Quản trị VPS. Có rất nhiều bạn đã gặp bối rối trong việc cài đặt chứng chỉ https. Đây là một giao thức quan trọng, mục đích bảo vệ websie, 2 tuân theo tiêu chí seo google đưa ra.
Vậy chứng chỉ SSL cho website là gì ? Trên Vestacp có thể cài đặt được không ?
Mặc định, khi sử dụng chương trình điều khiển VestaCP sẽ chứng thực cho hostname (vd: illuziya.com) mà bạn đã cài đặt trên VestaCP. Tuy nhiên việc đó chua đủ, vì domain của bạn đang thiếu đi chứng chỉ SSL. Mặt khác hiện nay chứng chỉ SSL đăng được sử dụng ngày càng phổ biến. Với mức chi phí khá phù hợp. Nếu quý khách hoàn toàn có đủ chi phí. Thì lời khuyên chân thành ở đây nên mua để sử dụng khi thiết kế website cho doanh nghiệp của mình.
Chứng chỉ SSL là gì?
SSL là viết tắt của từ Secure Sockets Layer. Đây là một tiêu chuẩn an ninh công nghệ toàn cầu tạo ra một liên kết giữa máy chủ web và trình duyệt. Liên kết này đảm bảo tất cả dữ liệu trao đổi giữa máy chủ web và trình duyệt luôn được bảo mật và an toàn.
SSL đảm bảo rằng tất cả các dữ liệu được truyền giữa các máy chủ web và các trình duyệt được mang tính riêng tư, tách rời. SSL là một chuẩn công nghệ được sử dụng bởi hàng triệu trang web trong việc bảo vệ các giao dịch trực tuyến với khách hàng của họ.
Những lợi ích mà SSL mang lại là gì ?
- SSL mã hóa các thông tin nhạy cảm trong quá trình giao dịch trực tuyến
- Mỗi chứng chỉ SSL được tạo ra cho 1 website duy nhất
- Một cơ quan uy tín đã xác thực danh tính chủ nhân website trước khi cấp chứng chỉ SSL
- Xác thực website, giao dịch
- Nâng cao hình ảnh, giao dịch thương hiệu và uy tín doanh nghiệp
- Bảo mật các giao dịch giữa khách hàng và doanh nghiệp, các dịch vụ truy nhập hệ thống
- Website không được xác thực và bảo mật sẽ luôn ẩn chứa nguy cơ bị xâm nhập dữ liệu, dẫn đến hậu quả khách hàng không tin tưởng sử dụng dịch vụ.
Tóm lại, bộ mặt website là bộ mặt thương hiệu công ty, nếu Quý khách hàng sử dụng website để kinh doanh, thì việc sài SSL là cực cần thiết. Nâng cao tính bảo mật, thể hiện website có sự chuyên nghiệp cao.
Chứng chỉ SSL có những loại nào ? Chi phí ra sao ?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bản giá SLL. Công Ty Giải Pháp Tùng Phát hiện đang là đại lý chính thức của PA. Chúng tôi chuyên nhận cung cấp các loại chứng chỉ SSL cho tất cả khách hàng. Hãy liên hệ chúng tôi theo số hotline 0902 313 677 để được tư vấn
Bảng giá GeoTrust SSL
Bảng giá Symantec SSL
Bảng giá Comodo SSL
Quý khách hàng cần mua loại nào hãy liên hệ ngay với đơn vị chúng tôi để được tư vấn, báo giá trọn gói.
Đối với những newbiz đang muốn sử dụng miễn phí thì nên dùng SSL miễn phí trên VestaCP, Với chứng chỉ này hoàn toàn đáp ứng nhu cầu chạy website theo tiêu chí https hoàn toàn miễn phí. Nhưng cách cài đặt hay phức tạp tí nhé.
7 bước tạo chứng chỉ SSL với let’s encrypt miễn phí
Với ví dụ này mình sử dụng trực tiếp cho domain sau: cài đặt SSL fre cho domain illuziya.com
Bước 1: Bây giờ chúng ta tạm tắt NGINX và Apache.
service nginx stop
service httpd stop
Bước 2: Tiến hành cài đặt gói Letsencrypt
Hãy đăng nhập vào máy chủ bằng tài khoản root. Sau đó cài Let’s Encrypt với các lệnh sau:
yum install git -y
git clone https://github.com/letsencrypt/letsencrypt /opt/le
cd /opt/le
Ở trên mình lưu Let’s Encrypt ở thư mục /opt/le nên sau này cần chạy lệnh letsencrypt thì nhớ cd vào thư mục này.
Và tạo chứng chỉ SSL từ Let’s Encrypt cho domain có tên illuziya.com , nhớ thay lại thành domain của bạn đang muốn cài đặt
Bước 3: xác định domain cần cài đặt SSL
./letsencrypt-auto certonly --standalone -d illuziya.com
Trong lúc cài, nó sẽ hỏi bạn điền email (email để khôi phục chứng chỉ nếu bị mất) và đồng ý điều khoản sử dụng. Chọn Angree và Enter.
Bước 4: Tạo tính năng tự động gia hạn SSL sau 90 ngày
Và bật tính năng tự động gia hạn chứng chỉ vì mặc định Let’s Encrypt sẽ hết hạn chứng chỉ trong 3 tháng.
/opt/le/letsencrypt-auto renew
Khi tạo xong chứng chỉ của bạn sẽ nằm ở thư mục /etc/letsencrypt/live/sv.vnsudo.com bao gồm cert.pem, privkey.pem, các tập tin khác không cần quan tâm.
Bước 5: tiến hành copy các key SSL vào domain trên VestaCP của bạn
Bước cuối cùng là tạo một cái symbolic link các tập tin chứng chỉ này thay thế chi 2 tập tin chứng chỉ tự tạo của VestaCP tại thư mục /usr/local/vesta/ssl.
rm -rf /usr/local/vesta/ssl/certificate.crt
ln -s /etc/letsencrypt/live/illuziya.com/cert.pem /usr/local/vesta/ssl/certificate.crt
rm -rf /usr/local/vesta/ssl/certificate.key
ln -s /etc/letsencrypt/live/illuziya.com/privkey.pem /usr/local/vesta/ssl/certificate.key
Và lưu ý, nhớ thay lại tên sv.vnsudo.com thành hostname của bạn kẻo lại sai đường dẫn.
Bước 6: Cuối cùng là khởi động lại VestaCP.
service vesta restart
Bước 7: Tiến hành chuyển đổi từ http sang htttps
Nếu bạn hiểu code có thể chuyển đổi trong file .htaccess. Còn đối với các bạn newbiz thì lời khuyên chân thành nên sử dụng Plugin: Really Simple SSL và SSL Insecure Content Fixer để hỗ trợ chuyển đổi sang giao thức https hoàn thiện. Thông thường chuyển từ apache sang ngunix sẽ hay bị lỗi 404 và tương tự khi chuyển đổi từ http sang https với chứng chỉ SSL. Nếu bị lỗi 404 bạn nên tham khảo bài viết sau: 404 Not Found Nginx Là Gì ? Sửa Lỗi WordPress Chuyển Từ Apache Sang Nginx
Nguồn bài viết tham khảo từ thạch phạm. => https://thachpham.com/linux-webserver/vestacp-phan-3-dang-ky-ssl-cho-trang-quan-tri.html