CÁCH CÀI ĐẶT VPS BẠN ĐÃ BIẾT CHƯA?

vpssim

Nếu bạn thật sự nắm được những bí kíp cài đặt VPS, thậm chí bạn sẽ không phải mất tiền đi thuê VPS mà vẫn có thể có một máy chủ web, giúp bạn có thể lưu trữ được thông tin tiện lợi.

Cách đơn giản và dễ thực hiện nhất đó là bạn thiết lập cho nó thành nhiều máy chủ ảo mà máy chính vẫn hoạt động đảm bảo công việc vận hành trong khi bạn tận dụng khoảng cấu hình phần cứng dư thừa cho máy chủ web hoạt động.

Ngoài ra, nếu như bạn là sinh viên công nghệ hay là người thích đam mê khám phá cũng có thể tự thiết lập để nghiên cứu và tìm hiểu về quản trị VPS.

Các bước chuẩn bị để cài đặt VPS

Để cài đặt được VPS, bạn cần chuẩn bị những thứ sau:

  • Máy tính có cấu hình phần cứng cao và hoạt động mạnh (Ram càng nhiều càng mang lại hiệu quả cao cho việc sử dụng máy tính làm máy chủ ảo)
  • Sử dụng Virtualbox hoặc Vmware
sử dụng vps như thế nào
sử dụng vps như thế nào


Sử dụng Virtualbox

  • Bộ cài đặt hệ điều hành linux dành cho máy chủ ảo cần có:
  1. RHEL/ CentOS 5, 6 hoặc 7 các bạn có thể tìm kiếm thông tin trên mạng để rõ thêm.
  2. Debian 6 hoặc 7 hoặc 8
  3. Ubuntu 12.04 đến 15.10 

ubuntu-server
ubuntu-server

Giao diện Ubuntu

  • Thông tin đăng nhập với thiết bị kết nối mạng của bạn ( phần này thường có địa chỉ là 192.168.1.1.)
  • Có tài khoản tại noip.com và phần mềm DUC của noip.com. Nếu như mạng nhà bạn là ip tĩnh thì các bạn không cần sử dụng noip.
  • Phần mềm kết nối tới máy chủ là Xshell 5, các bạn có thể tải thẳng từ trên web về. Lưu ý: bạn sử dụng tùy chọn là free dành cho học sinh, sinh viên sẽ đỡ được phí.
  • Tên miền, ví dụ: tungphat.com

Các cách cài đặt VPS

Hiện nay, có 2 cách để cài đặt VPS đó là cách cài đặt tự động và cài đặt thủ công từng service một.

Cài đặt tự động VPS, ưu và nhược điểm

Trong cài đặt tự động cũng có nhiều kiểu cài đặt khác nhau, cài đặt cả hệ thống control panel có thể giúp bạn quản lý user, reseller, client tương tự như ở cPanel hoặc cài đặt tự động thông qua các bash script  cũng được một số cá nhân tự chế.

Đặc điểm chung của việc cài đặt tự động VPS đó là quá trình cài đặt tương đối dễ dàng, nhanh gọn.

Bạn chỉ cần chạy 1 vài câu lệnh và nhập một số thông tin căn bản cần thiết vào rồi ngồi chờ quá trình hoàn thành là xong.

Cài đặt cả control panel thì các bạn dễ dàng sử dụng hơn vì có giao diện trực quan nền web quen thuộc.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn dùng Remote Desktop để sử dụng VPS Windows

Tuy nhiên điểm yếu nó mang lại sau quá trình này đó là việc phải cài đặt nhiều thành phần khác nhau dẫn đến tốn RAM và các vấn đề liên quan đến bảo mật do việc tự động cài đặt có thể gây ra.

Cách này chỉ nên làm để biết chứ sử dụng lâu dài có thể gây ra các lỗ hổng bảo mật.

Một số control panel nổi bật hiện nay các bạn có thể lựa chọn như:  Zpanel,Kloxo-MR hoặc Vesta Control Panel.

vps-vultr
vps-vultr

Giao diện Zpanel

Một số script tự động cũng rất nổi bật các bạn có thể sử dụng như: HocVPS Script (siêu nổi bật hiện nay),Centmin Mod hoặc VPSSIM.

Cách cài đặt thủ công VPS – hãy học hỏi từ căn bản

Cài đặt thủ công VPS, tuy các bạn phải tự mày mò cài đặt từng service một sau đó tối ưu từng cái rất tốn thời gian, nhưng bù lại bạn sẽ học hỏi được nhiều điều cũng như có thể tạo ra một VPS an toàn đảm bảo hơn việc cài tự động.

Ở phần này, các bạn nên cài đặt một web server trước như LAMP, LEMP sau đó chuyển dần qua làm những thứ khác.

vpssim
vpssim

Web server LAMP

>>>Xem thêm: Hướng dẫn lỗi NO LANGUAGE DEFINE VESTACP không tái hiện lại .

Các bạn có thể tìm hiểu từng bước với hai cách cài đặt web trên sau đó sẽ tìm hiểu đến cài đặt VPS thì sẽ thành kiến thức hệ thống và chuyên nghiệp hơn.

4.4/5 - (17 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận