Domain Authority hay còn gọi là DA một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong SEO. Đây cơ bản là một chỉ số đo lường quan trọng, từ chỉ số này dẫn đến sự ra đời của nhiều kỹ thuật SEO liên quan nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của chỉ số DA
Domain Authority là gì?
Domain Authority được gọi tắt là là DA. Đây là một điểm số xếp hạng Website được Moz phát triển, thang điểm nằm trong khoảng từ 0 – 100 nhằm dự đoán khả năng xếp hạng của Website, điểm càng cao thì khả năng xếp hạng cao càng lớn. DA được đánh giá bằng nhiều yếu tố như liên kết trỏ về, tuổi đời của Domain và nhiều yếu tố khác
Kiểm tra Domain Authority bằng cách nào?
Kiểm tra chỉ số Domain Authority để tham khảo chỉ số hiện tại để từ đó đưa ra các phương án cải thiện. Để tăng được điểm trong khoảng từ 20 – 50 không mấy khó khăn, bạn chỉ gặp khó khăn khi muốn mức điểm ở 70 80 điểm khi cần nhiều yếu tố, thời gian và kỹ thuật.
Link Explorer, MozBar hoặc sử dụng phần SERP Analysis là những phần mềm bạn có thể dùng để kiểm tra Domain Authority. Liên kết trên website càng cao thì điểm Domain Authority càng lớn. Khi kiểm tra DA bạn sẽ biết cách để cải thiện lượng liên kết thích hợp cho website của mình.
Chỉ số DA bao nhiêu thì mới gọi là chất lượng?
Bạn phải tìm ra điểm số trung bình của các đối thủ trong ngành và so sánh với bản thân. Từ đó áp đặt mức DA mà bạn cần vượt qua. So sánh được điểm DA của bạn và các đối thủ cùng ngành bạn sẽ biết được mình cần DA bao nhiêu là thích hợp.
9 Cách tăng chỉ số Domain Authority cho website
Để có thể tăng được điểm DA bạn sẽ cần lưu ý đến những vấn đề và kỹ thuật sau:
- Domain chất lượng
Domain giống như là điều đầu tiên để nhìn nhận và đánh giá Website của bạn. Thông qua diện mạo này web của bạn sẽ được xác định mức độ tin tưởng, sự chuyên nghiệp và uy tín.
Domain ngắn gọn, dễ nhớ sẽ mang đến thiện cảm hơn với người dùng. Nếu có thể bạn nên chọn Domain có chứa từ khóa liên quan đến sản phẩm/dịch vụ hay thương hiệu của bạn
- Nội dung chất lượng và cập nhật thường xuyên
Nội dung là một trong những yếu tố quan trọng để tăng điểm Domain Authority. Nội dung là thứ thu hút người dùng và quyết định xem người dùng có ở trên Web bạn lâu hơn không
Hiện nay những bài viết dài trên 1000 từ sẽ được đánh giá cao hơn. Điểm Domain Authority sẽ tăng khi bạn viết bài dài, chất lượng và có thông tin chuyên nghiệp. Tuyệt đối đừng sao chép bài của người khác, sử dụng đa dạng các từ ngữ, từ đồng nghĩa, từ khóa phụ. Việc nhồi nhét từ khóa trong các bài viết sẽ bị đánh giá thấp.
Nên đăng bài viết thường xuyên, chia sẻ thông tin mới mẻ cho độc giả. Bài viết thường xuyên nhưng phải là bài viết chất lượng. Nếu bài viết không chất lượng thì dù có đầu tư bao nhiêu về số lượng bài viết cũng không thể tăng Domain Authority. Tốt nhất vẫn là mỗi ngày 1 bài viết chất lượng, với độ dài trên 1000 từ.
Tối ưu hóa On-Page
Tham khảo thêm nhiều kiến thức về SEO Onpage.
- Tối ưu hoá Từ khoá
Viết nội dung không ai đọc sẽ không thể tăng Domain Authority được. Vì thế, phải nghiên cứu bộ từ khóa hợp lý. Phải đảm bảo được bộ từ khóa này có bảng xếp hạng tìm kiếm cao. Sau đó từ những từ khóa đó mới phát triển thành những bài viết có giá trị, nội dung phù hợp với từ khóa.
- Phát triển nội dung
Sau một thời gian nhất định, bạn nên trở lại đánh giá các bài viết cũ, từ đó cập nhật nội dung mới hoặc viết lại bài mới để giữ thứ hạng cho từ khóa.
- Tối ưu hóa URL
URL là yếu tố mà nhiều người bỏ qua, nhưng đây là lại cách để tạo sự thân thiện với Google. URL ngắn gọn và chứa nội dung từ khóa chính là điều quan trọng nhất.
- Tối ưu hóa Title
Tiêu đề mà thẻ mô tả nên thể hiện tổng quan và chính xác nội dung của trang Web, từ đó mang lại giá trị cho người đọc và giúp Googlebot đánh giá được nội dung Website
- Tối ưu hóa các tiêu đề trong bài viết
Google sẽ luôn quét các tiêu đề trước. Tiếp đến là các heading 2, 3, và 4… trong bài viết. Cuối cùng là từ khóa ở các đoạn khi nằm ở đầu câu và cuối câu. Thể hiện rõ sự phong phú về từ khóa chính, từ khóa phụ từ khóa đồng nghĩa trong các heading là điều quan trọng.
- Thuộc tính Alt
Một số trang có tốc độ load chậm, do đó hình ảnh chưa được hiển thị thì nội dung alt thay thế sẽ hiển thị trước. Muốn web được đánh giá điểm DA cao thì phải có alt. Khi số lượng ảnh nhiều có thể dẫn đến tình trạng load trang chậm vì dung lượng ảnh lớn. Khi đó bạn có thể sử dụng kỹ thuật Lazy Loading.
- Tạo nội dung có thể liên kết tốt
Domain authority đánh giá dựa trên lượng link liên kết là chủ yếu. Do vậy tạo càng được nhiều liên kết chất lượng điểm DA sẽ càng cao.
- Chú trọng liên kết nội bộ
Internal link kết nối bài viết cũ và bài viết mới sẽ giúp điểm DA được đánh giá cao hơn. Điều đó còn giúp bạn có thể điều hướng giữa các danh mục trong một web giúp người xem có nhiều trải nghiệm. Thông thường liên kết nội bộ trong 1 web sẽ ổn định khi có khoảng 80 liên kết nội bộ.
- Liên kết tự nhiên
Google đề xuất các website nên có liên kết tự nhiên. Liên kết tự nhiên đến các web chất lượng cao, có nội dung tương thích sẽ giúp nội dung xuất bản của bạn chuyên nghiệp hơn. Quá trình chọn lọc các link liên kết để tạo nên sự tự nhiên sẽ khó khăn, mất thời gian. Tuy nhiên, điểm Domain Authority bạn nhận được từ cách thức này sẽ rất cao.
- Xây dựng mô hình liên kết
Liên kết nội bộ trang sẽ tránh sự nhàm chán cho đọc giả. Bài viết của bạn sẽ không kết thúc một cách bất ngờ mà mở ra nhiều lượng thông tin có giá trị, liên quan cho người đọc. Do vậy, khi liên kết link nội bộ nên có chủ ý đầu tư chọn bài viết với nội dung phù hợp.
Đây là cách bạn điều hướng để tăng sự kích thích cho người đọc. Người đọc sẽ thấy website của bạn cung cấp thông tin chuyên nghiệp, khoa học và khám phá, dạo chơi trên web của bạn lâu hơn.
- Loại bỏ liên kết xấu và độc hại
Đừng để những liên kết spam hay đường liên kết dẫn đến trang Web lạ hay độc hại làm ảnh hưởng đến người dùng của bạn.
- Tối ưu hóa web thân thiện với các thiết bị di động
Mobile Friendly được google khuyến khích các website nên sử dụng. Web nào có mwucs độ thân thiện với điện thoại di động cao sẽ được đánh giá tốt. Ngoài việc tạo liên kết nội bộ, liên kết tự nhiên, tối ưu hóa onpage thì Mobile Friendly là tiêu chí quan trọng để đánh giá điểm DA.
Bạn có thể truy cập Mobile-Friendly Test của Google Developers để đánh giá khả năng thân thiện. Có rất nhiều cách để tối ưu hóa Mobile Friendly bạn sẽ cần phải thực hiện nếu muốn đạt điểm Domain Authority cao.
- Tăng tốc độ tải trang của website
Điều này ảnh hưởng đến cả người dùng và chỉ số của Google. Kiểm tra tốc độ tải trang bằng PageSpeed. Sau đó tối ưu hóa hình ảnh, video, code web để tăng tốc độ tải trang. Băng thông đường truyền cao, server tốt hoặc nhúng video youtube sẽ giúp cải thiện tốc độ tải trang tốt hơn.
- Quảng bá nội dung qua mạng xã hội
Đừng đợi người dùng tìm đến bạn. Nhiều người nghĩ SEO lên trang 1 hay top đầu thì người dùng sẽ tự vào? trong khi bạn chỉ cần chia sẻ nội dung cho đúng nhóm đối tượng trên mạng xã hội là đã thu hút được biết bao nhiêu Traffic.
- Kiên nhẫn
Hãy chờ đợi và kiên nhẫn, bạn không thể bắt tên miền vừa mua mà đã có tuổi đời 5 năm, đây là sự đầu tư và phát triển bền vững, thành quả chỉ nhận được sau thời gian dài.
Măc dù là một chỉ số phổ biến được tin dùng, tuy nhiên bạn cũng không nên quá chú tâm vào chỉ số này vì có khi từ khóa, Website của bạn lên top nhưng chỉ số DA lại rất thấp. Chính vì vậy, hãy dừng ở mức tham khảo đối với tất cả các chỉ số mà bên thứ 3 cung cấp kể cả DA, vì chúng không hoặc chưa được Google công nhận hay khuyến khích