Trong lĩnh vực mobile app, Flutter còn khá mới mẻ so với các người đàn anh tiền nhiệm. Vậy tại sao chỉ trong thời gian ngắn SDK Flutter đã trở thành framework được tin dùng nhiều nhất vởi các developer. Chắc hẳn SDK này phải có gì đó đặc biệt, hay các tiện ích gì đó, hãy cùng Tùng Phát tìm hiểu nhé.
Flutter là gì?
Flutter là một SDK hay còn gọi là software development kit – phát triển App di động nguồn mở miễn phí được tạo ra bởi Google. Nó được sử dụng để phát triển các App cho Android và iOS (công cố lần đầu tiên vào năm 2015 và ra mắt vào 2017). Flutter hướng đến mục đích hỗ trợ phát triển các App dễ dàng hơn, mang đến trải nghiệm tốt hơn.
SDK Flutter gồm 2 phần chính:
- Software Development Kit: Đây là thư viện các công cụ giúp bạn phát triển app. Bao gồm công cụ giúp bạn biên dịch mã của mình thành mã cho iOS và Android.
- UI Library based on widgets: Đây là tập hợp các thành phần giao diện người dùng (UI) có thể được sử dụng lại (button, text inputs, slider, v.v.).
Tính năng của Flutter
- Hiện Flutter đã là một react framework. Dart là ngôn ngữ lập trình được sử dụng trong Flutter
- Hot reload dễ dàng xây dựng UI và fix lỗi nhanh chóng, mang đến sự tiện lợi
- Các widget đẹp mắt
- Framework tập hợp các layout, platform và widget
- Hiệu năng cao
- Thể hiện cùng một UI trên nhiều nền tảng
Điểm mạnh/yếu của Flutter
Điểm mạnh của Flutter
Rút ngắn thời gian phát triển: Flutter xây dựng các app nhanh hơn. Single code-base của Flutter giúp bạn có thể chạy ứng dụng đa nền tảng. Thay vì phải viết riêng cho từng hệ điều hành thì giờ bạn chỉ cần viết 1 lần =>> năng cao hiệu suất và tiết kiệm chi phí
Tự do tùy chỉnh và kết xuất nhanh hơn: kiến trúc phân lớp của Flutter sẽ giúp bạn tự do điều chỉnh các thành phần trong giao diện người dùng. Và như đã nói, UI của Flutter không cần phát triển các thành phần dành riêng cho từng hệ điều hành
Hot reload: Tính năng hot-reload được xem là tính vượt trội của Flutter giúp trở nên khác biệt các đối thủ cạnh tranh. Khi sử dụng hot reload, có thể thay đổi mã và nhìn thấy chúng ở thời gian thực. Không cần phải biên dịch lại, thêm tính năng và sửa lỗi nhanh hơn… giúp bạn tự do thử nghiệm với các giao diện người dùng khác nhau khi phát triển. Đồng thời, không làm mất trạng thái trên emulator, simulator và device cho iOS và Android khi tải lại.
Bằng với hiệu suất App gốc: Xây dựng trải nghiệm người dùng UX tốt sẽ mang đến thành công cho App, ngược lại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến trải nghiệm App của user. App di động được phát triển bằng Flutter sẽ khác gì với các App tạo bằng mã gốc. Thực tế, App của Flutter có thể hoạt động tốt hơn trong các tình huống giao diện người dùng phức tạp. Bởi Flutter không dựa trên cầu nối JavaScript hay bất kỳ code trung gian nào mà được tích hợp trực tiếp vào mã máy.
Nguồn tài liệu và cộng đồng lớn: Flutter sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội với nhiều framework khác nên thu hút nhiều lập trình viên, từ đó tạo nên một cộng đồng tích cực có thể cung cấp hay hỗ trợ cho nhau.
Điểm yếu của Flutter
Chưa ổn định: Vì còn khá mới nên còn xảy ra nhiều lỗi, nhưng đây vẫn là một SDK tiềm năng và cần thời gian và đóng góp của cộng đồng để hoàn thiện hơn từng ngày
Kích thước tệp lớn: Bởi các App được tạo bằng Flutter thường khá nặng, thời gian để khởi động hoặc tải là khá lâu. Điều này có thể làm giảm hiệu suất, trải nghiệm từ người dùng không tốt.
Cập nhật trong framework: Do Flutter là một framework khá mới nên việc thường xuyên cập có thể ảnh hưởng đến việc phát triển. Nhưng đây cũng là điều tốt để từng bước giúp SDK Flutter hoàn thiện
Bổ sung thường xuyên ngôn ngữ DART: Số developer biết về Dart là không nhiều và có nhiều người cho rằng khi học xong ngôn ngữ DART thì lập trình viên có thể sẽ gắn liền với DART ở lĩnh vực phát triển các app mobile.
Vì thế vấn đề làm việc chuyển đổi linh hoạt giữa JS hay Python hay có thể linh động chuyển đổi qua lại giữa front, back hay AI…sẽ không còn khả năng thực hiện.
Tại sao nên sử dụng Flutter
- Phát triển App nhanh chóng
Giao diện người dùng thu hút, đẹp mắt
Thỏa mãn người dùng của bạn với các widget built-in hình ảnh đẹp mắt của Flutter theo Material Design và Cupertino (iOS-flavor), các giao diện lập trình App (API) đa dạng, scroll tự nhiên trơn tru và tự nhận thức được nền tảng.
- Truy cập các tính năng và SDK native
App của bạn sẽ trở nên sống động với SDK của bên thứ ba, API của platform và native code. Bạn có thể sử dụng lại mã Java, Swift và Objective-C hiện tại của mình và truy cập các tính năng và SDK native trên iOS và Android.
- Phát triển App thống nhất
Bạn có thể dễ dàng đưa ý tưởng của mình vào cuộc sống trên iOS và Android, bởi Flutter có các công cụ và thư viện.
Có nên học lập trình Flutter hay không?
Chắc chắn rồi, để có thể phát triển theo xu hướng, việc học một công nghệ mới chỉ là vấn đề thời gian. Flutter ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực và kiến thức về Flutter cũng phát triển từ nền tảng mobile app nên bạn có thể linh hoạt và dễ dàng tiếp cận.
Đây chính là nền tảng phổ biến được khá nhiều doanh nghiệp tìm kiếm cũng như tuyển dụng nhân tài. Hiện tại ở Việt Nam hay ngoài nước thì công việc liên quan đến flutter không thiếu nhưng còn chưa đa dạng. Nhưng đa số không đòi hỏi kinh nghiệm, chỉ cần bạn có kiến thức cơ bản.
Nếu bạn muốn mở rộng kiến thức hãy tìm hiểu thêm về kiến thức ở mảng Website.