Google Phạt Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả, Nhanh Chóng

google phạt là gì

Bạn đang thắc mắc tại sao trang website doanh nghiệp của mình lại không được tìm thấy trên thanh công cụ hoặc tụt hạng tìm kiếm? Có thể Google đang xử lý website của bạn do vi phạm một số quy định chất lượng. Trong bài viết dưới đây, Tungphat.com sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “Google phạt là gì” và cách khắc phục tình trạng trên một cách hiệu quả nhé.

Google phạt là gì?

Google phạt là gì?
Google phạt là gì?

Google phạt, hay còn được gọi là Google Penalty, là một trong những hình thức phạt do gã khổng lồ này đặt ra để xử lý những website có dấu hiệu vi phạm điều luật về chất lượng.

Hàng năm, Google phải xử lý hơn 2,4 nghìn tỷ lượt tìm kiếm trên toàn cầu. Nếu bị phạt thì sẽ khiến website của bạn bị mất đi một lượng organic search bởi thứ hạng của web sẽ bị giảm đáng kể trên các công cụ tìm kiếm. 

Hậu quả là doanh nghiệp sẽ mất đi một lượng lớn traffic mỗi ngày, nguy cơ mất đi khách hàng tiềm năng, giảm sút đơn hàng và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh.

Top 6+nguyên nhân khiến website bạn bị phạt

Nội dung bị spam

Google phạt là gì
Nội dung bị spam

Trước đây, Google thường chú trọng nhiều tới kỹ thuật hơn nên bạn có thể sao chép nội dung của hàng trăm website khác nhau thì Google vẫn coi đó là nội dung tốt. Tuy nhiên, sau khi hàng loạt thuật toán thông minh Panda, Pengiun ra đời đã làm cho những trang website này tụt hạng không phanh.

Vì vậy, nếu như bạn tiếp tục thực hiện sao chép nội dung từ những bài viết trên các website khác thì khả năng website bị Google phạt là rất cao. 

Google phạt do dịch vụ lưu trữ spam

Hình phạt này của Google là khi nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ của bạn bị spam qua việc tạo các web vi phạm nguyên tắc quản trị. Nó trở thành một vấn đề phổ biến đối với các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ miễn phí.

Khi bạn sử dụng dịch vụ này và Google phát hiện ra thì sẽ dẫn đến các hình phạt thủ công cho tất cả các web cùng được lưu trữ trên dịch vụ của nhà cung cấp này. 

Vi phạm nguyên tắc dữ liệu có cấu trúc

Nếu trang website của bạn cung cấp những nội dung không phù hợp với cấu trúc dữ liệu đã được sử dụng thì sẽ nhận án phạt từ Google. Để đảm bảo rằng website luôn tuân thủ các nguyên tắc đánh dấu dữ liệu có cấu trúc, hãy sử dụng công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc trước khi thực hiện các thay đổi mã nhé.

Liên kết bất thường

Việc xây dựng liên kết backlink từ những website không liên quan không còn được đánh giá cao như trước nữa. Nếu có hàng trăm backlink trỏ tới trang web của bạn ở dạng này thì cần xóa chúng đi ngay lập tức.

Bên cạnh đó, nhiều khả năng rằng đối thủ của bạn đã sử dụng những liên kết spam để triệt hạ website của bạn. Để xóa những liên kết bẩn này, hãy sử dụng công cụ từ chối link trong Google Search Console Disavow nhé.

Nội dung chất lượng thấp

Nhiều người thắc mắc Tại sao Google lại biết được chất lượng nội dung bài viết đó là tốt hay kém? Gã khổng lồ này không nhìn vào bài viết mà nhìn vào người dùng. Khách hàng ở lại web càng lâu, chuyển sang link nội bộ càng nhiều sẽ chứng tỏ bài viết đó có chất lượng tốt. 

Hiển nhiên, những bài như vậy sẽ được đánh giá cao và xếp hạng tốt trên thanh tìm kiếm. Ngược lại, Google sẽ hạn chế những bài không tạo ra giá trị cho người đọc và phạt trang website của bạn.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân đã được chỉ ra phía trên, Google sẽ phạt website của bạn nếu vi phạm những thứ sau:

  • Phần mềm gián điệp
  • Phần mềm quảng cáo
  • Sử dụng liên kết ẩn
  • Cloaking (Kỹ thuật che giấu)
  • Deceptive redirects (Chuyển hướng lừa đảo)
  • Spam từ khóa
  • Viết lại nội dung

Xem thêm >>> Kiểm tra website chuẩn seo bị google phạt hay không?

Những cách kiểm tra website bị google phạt phổ biến nhất hiện nay

Dưới đây là những cách kiếm tra google phạt phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

Kiểm tra traffic website

Google phạt là gì
Kiểm tra traffic web

Nếu cảm thấy traffic website bị giảm một cách nhanh chóng, đột ngột thì hãy check lại ngay để xem có bản cập nhật nào tại thời điểm đó hay không. Bởi vì việc sụt giảm traffic là một dấu hiệu dễ thấy nhất dự đoán website của bạn đã bị gã khổng lồ này để ý.

Kiểm tra tên miền

Một cách khác để kiểm tra xem Website có bị Google phạt không là kiểm tra tên miền (Domain Name). Hãy gõ tên miền của bạn trên Google để kiểm tra xem liệu có xuất hiện không. Nếu tên miền của bạn xuất hiện ngay ở 1 trong 10 kết quả đầu tiên thì tức là website không gặp vấn đề gì. Ngược lại, 90% website của bạn đã bị Google phạt.

Kiểm tra hosting website

Google phạt là gì?
Kiểm tra traffic web

Hiện nay, có hai 2 đề cần kiểm tra trên Hosting Website đó chính là:

  • Kiểm tra xem Hosting còn hạn không: Đăng nhập hosting → Chọn Services → My Services. Bạn sẽ thấy hiện lên khung có ghi ngày giờ hết hạn của nó. Ngoài ra, nhà cung cấp thường gửi mail nhắc nhở về thời gian gia hạn trước 1 tháng hết hạn. Do đó, bạn cần chủ động trong việc này để đảm bảo website được hoạt động trơn tru nhất nhé.
  • Kiểm tra dung lượng: Thông thường, mỗi gói Hosting sẽ cung cấp đến người dùng một khoảng dung lượng ổ cứng nhất định. Khi hosting bị đầy dung lượng sẽ khiến website chậm chạp, hoặc ngừng hoạt động. Vì vậy, hãy kiểm tra thật kỹ dung lượng để kịp thời bổ sung bằng cách: Đăng nhập quản trị hosting → Chọn Resource Usage để xem dung lượng.

Kiểm tra website bằng google page rank

Pagerank nếu bị giảm đột ngột cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy website của bạn đang bị Google phạt. Trong trường hợp này, bạn có thể check Google Pagerank của website bằng cách sử dụng plugin SEO quake. Nếu pagerank thực sự bị giảm thì đồng nghĩa với việc Google đã ghé thăm và phạt website của bạn.

Check robots.txt

Check file robots.txt cũng là một trong những cách để kiểm tra xem website công ty có bị Google phạt hay không. Hãy xem lại file robots.txt của mình xem có bị lỗi hay chặn Google Index URLs hay không nhé. Trong trường hợp bị chặn bởi Google thì bạn chỉ cần gỡ ra là được. Sau đó, kiểm tra thêm phần thẻ Meta Robots xem bạn đang để Noindex hay Nofollow.

Cách khắc phục website bị google phạt

Bạn có thể khắc phục website bị google phạt bằng các cách sau:

Loại bỏ backlink chất lượng kém

Cần rà soát lại tất cả các đường link đã xây dựng và trỏ tới website của mình vì có thể bạn đã sử dụng backlink kém hoặc bị chính đối thủ chơi xấu. Đồng thời, để khôi phục lại thì bạn nên xây dựng kế hoạch đi backlink hiệu quả từ từ, quan tâm chất lượng hơn số lượng.

Xóa bỏ nội dung trùng lặp

Nếu nhận được thông báo về nội dung trùng lặp, xác định là website của bạn đã vi phạm một trong những lỗi nặng của Google. Việc bạn cần làm bây giờ là dừng ngay việc này lại và sửa chữa phần nội dung. Hãy lên kế hoạch xây dựng và sáng tạo nội dung chất lượng để thu hút lại khách hàng của mình.

Tối ưu lại website hiệu quả

Google phạt là gì
Kiểm tra hosting web

Khi bị Google phạt, trang website của bạn sẽ bị tụt hạng nghiêm trọng trên thanh công cụ tìm kiếm. Vì vậy, bạn cần phải tối ưu lại website một lần nữa để nó có thể quay lại vị trí ban đầu nhé.

Xem thêm >>> Thuật toán Google Panda là gì? Nó ảnh hưởng SEO như thế nào?

Những cách để website tránh bị google phạt

Giống như mắc một căn bệnh, một trang website bị Google phạt thường có những dấu hiệu rất dễ nhận biết như:

  • Từ khóa bị rớt top: Dấu hiệu rõ ràng nhất khi một website bị Google phạt là xếp hạng của từ hóa sẽ bị rớt hạng trầm trọng. Những từ khóa cạnh tranh và từ khóa ngách đứng top sẽ bỗng dưng biến mất khỏi Top 100 chỉ sau một đêm ngắn ngủi. Điều này có nghĩa là khi khách hàng tìm kiếm từ khóa sẽ không thể thấy trang web của bạn đâu nữa.
  • Traffic giảm mạnh: Nếu phát hiện lưu lượng tìm kiếm Organic Search giảm đáng kể sau một đêm so với những ngày trước thì khả năng rất cao là Google đã để ý đến trang web của bạn. Tình trạng này kéo dài liên tục và không có dấu hiệu dừng lại thì doanh nghiệp của bán sẽ mất đi nhiều khách hàng và đơn hàng mới.
  • Số lượng Index các trang hay website giảm mạnh: Bạn kiểm tra và thấy tỷ lệ index và crawl trong Google Search Console có sự chênh lệch quá lớn thì đó chính là dấu hiệu bị phạt bởi Google.

Như vậy, Tungphat.com đã trả lời cho bạn câu hỏi “google phạt là gì?” kèm theo những nguyên nhân khiến gã khổng lồ này ghé thăm bạn. Chúng tôi đã đề xuất một số cách để khắc phục tình trạng trên và hy vọng bạn sẽ thành công nhé!

5/5 - (3 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận