Bài viết sau chúng tôi sẽ giải thích Google Tag Manager là gì? Và hướng dẫn cách cài đặt Google Tag Manager vào website. Và tại sao chúng lại quan trọng đối với người làm Marketing và quản trị website.
Google Tag Manager là gì?
Tag là gì?
Xem thêm: Thẻ Tag trong website là gì? Cách sử dụng Tag hiệu quả
Tag là viết tắt của pixel tag hoặc tracking pixel. Nó là đoạn code HTML được sử dụng để theo dõi hành vi và lượt conversion (chuyển đổi) của người dùng.
Mặc dù luôn hiện diện trên website và email marketing, nhưng rất khó để bạn phát hiện các tag này vì kích thước nó chỉ 1 × 1 pixel.
Đó là do khả năng hiển thị của tag chưa bao giờ là quan trọng.
Mỗi tag được nhúng với liên kết ngoài. Khi truy cập trang web hoặc mở email có chứa tag, trình duyệt âm thầm kiểm tra liên kết ngoài và truyền một số dữ liệu đến server.
Có thể thấy tag ngày càng phổ biến trong digital marketing do nó có thể lấy dữ liệu kín đáo. Có nhiều công ty bên thứ ba cung cấp dịch vụ quản lý tag.
Bạn có nhu cầu tạo trang web có thể theo dõi hành vi của khách hàng?
Chúng tôi sẽ giúp bạn
Còn Tag Manager là gì?
Tag Manager là sản phẩm của Google nên nó thường được gọi là Google Tag Manager
Nhờ cùng công ty, Google Tag Manager liên kết được Google Analytics.
Xem thêm: Nhúng google analytics vào website chỉ với vài bước đơn giản
Mặc dù dễ dàng thêm tag Google Analytics vào trang web để theo dõi thông tin tổng quan. Google Tag Manager còn tăng sức mạnh thêm cho Google Analytics, vì hỗ trợ cung cấp dữ liệu hành vi người dùng, nhờ vào ứng dụng pixel tag riêng
Ngoài ra, Google Tag Manager cũng tương thích với các nền tảng tag khác như Adobe Analytics, Google Ads, Facebook và Twitter.
Tóm lại, Google Tag Manager là dịch vụ quản lý tag, hay pixel tag. Những thông tin quý giá này sau đó được dùng để cải thiện marketing. Nó cũng được tích hợp vào các công cụ phân tích, như Google Analytics để nhà quản lý nắm được thông tin đầy đủ của website hay chiến dịch marketing của mình.
Hướng dẫn cài đặt Google Tag Manager – GTM
Truy cập vào Google Tag Manager tại địa chỉ: https://tagmanager.google.com/
Bước 1: Điền thông tin đăng ký Thiết lập tài khoản mới:
Tên tài khoản: điền tên công ty hoặc tên website.
Quốc gia: chọn Việt Nam.
Chọn Tiếp tục.
Bước 2: Thiết lập vùng chứa
Nhập tên vùng chứa
Chọn nơi sử dụng vùng chứa
Bấm Tạo.
Trong Thỏa thuận điều kiện, đánh dấu chọn vào ô Tôi đồng ý và nhấn chọn Có.
Lúc này, GTM cung cấp đoạn mã để bạn dán vào website. Vậy là xong.
Hướng dẫn sử dụng Google Tag Manager cho WordPress
Bước 1: Đăng nhập WordPress
Đăng nhập WordPress Dashboard, thêm tracking code vào trang web. Để thực hiện bất kỳ thay đổi với Code của website, bạn cần quyền quản trị (admin).
Bước 2: Thêm tracking code
Đến phần Editor trong Appearance. Nếu không thấy Editor nghĩa là bạn chưa có quyền của admin.
Trong Editor, bạn thấy danh sách các file mẫu ở bên phải trang. Nhấp vào file header.php để thêm code.
Thường thì bạn có thể thêm tracking code vào tiêu đề và phần thân của file header.php. Tuy nhiên, một số theme không cho phép hoặc phải dùng tên file khác.
Do đó, bạn cần tự làm quen với theme của file mẫu để tạo tiêu đề trong trang web.
Khi mở file header.php, thêm tracking code đầu tiên vào phần tiêu đề, cụ thể là ngay sát đầu của thẻ head
Tương tự, thêm tracking code thứ hai vào phần tiêu đề, cụ thể là trên cùng của thẻ body.
Nhớ lưu thay đổi khi làm xong.
Hãy thật cẩn trọng khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong header.php.
Thao tác không chính xác dễ làm template bị hư và chức năng tracking code không hợp lệ.
Tốt nhất là tạo một bản sao file trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào. Nếu sai, bạn vẫn có thể khôi phục lại mã gốc.
Bước 3: Thêm tags theo dõi vào Google Tag Manager
Sau khi thêm mã vào trang web, ta tiếp tục tìm hiểu cách thêm tracking tag vào tài khoản Google Tag Manager.
Quay trở lại Google Tag Manager Dashboard, chọn Add a new tag trong phần New Tag.
Click vào phần Tag Configuration để chọn tag muốn thêm.
Tip: Tùy vào loại tag, bạn phải cung cấp một số dữ liệu liên quan đến Partner ID. Nên để làm được bước này, bạn cần biết được yêu cầu cụ thể của sản phẩm là gì.
Đừng quên cài đặt kích hoạt thông qua Triggering. Bước này để xác định lại việc kích hoạt tag theo dõi trước khi tải.
Khi đã hoàn tất, nhấp vào nút Save ở góc trên bên phải trang.
Đổi tên tag cho phù hợp, sau đó nhấp Publish.
Tại sao phải dùng Google Tag Manager
Khi muốn chèn một đoạn mã (để đo lường hành vi, traffic,..) thì phải phụ thuộc vào developer. Điều này khiến công việc bị trì trệ và phụ thuộc.
Thường thì ta phải đặt vào Website (hoặc ứng dụng Mobile) quá nhiều các đoạn code, ví dụ như
Để Tracking Data, Traffic (Google Analytics, Histats,…)
Để Remarketing (Google AdWord, Facebook)
Để tracking hỗ trợ triển khai A/B Testing, Check Converstation (Optimizely, ClickTale, MajeticSEO…)
…
Việc đặt quá nhiều code lên Website có thể khiến bạn nhầm lẫn từ khâu thao tác đến quản lý, chưa kể Website sẽ phải load nhiều đoạn code (file .js) dễ dẫn đến tình trạng load lâu hơn.
Do đó khi sử dụng GTM, các marketer chỉ làm việc với developer duy nhất một lần khi cài đặt ban đầu.
Lời kết
Google Tag Manager là hệ thống quản lý tag miễn phí. Một hệ thống dễ sử dụng, miễn phí và mang lại lợi ích, sao mà bạn không dùng? Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với Tùng Phát để được tư vấn thêm.
Bạn có nhu cầu thiết kế website có chèn thêm các đoạn mã để theo dõi khách hàng?
Bạn muốn tối ưu chiến lược Marketing?
Tùng Phát sẽ giúp bạn