Hướng dẫn sử dụng Plugin PolyLang làm website wordpress đa ngôn ngữ

Hướng dẫn sử dụng Plugin PolyLang

Hướng dẫn sử dụng Plugin PolyLang làm website wordpress đa ngôn ngữ, đây là một plugin wordpress rất thông dụng trong việc làm site đa ngôn ngữ, hỗ trợ nhiều tính năng, sử dụng đơn giản và tiện lợi. Sau đây dịch vụ seo audit website Tùng Phát sẽ hướng dẫn cụ thể nhất cách sử dụng plugin Polylang trong thiết kế website wordpress.

Hướng dẫn sử dụng Plugin PolyLang
Hướng dẫn sử dụng Plugin PolyLang

Hướng dẫn sử dụng Plugin PolyLang cho người mới bắt đầu?

Hiện nay để làm một website đa ngôn ngữ bằng wordpress thì có 2 plugin wordpress dẫn đầu trong việc tạo website đa ngôn ngữ đó là: plugin qTranslate, và Plugin PolyLang, mình sẽ từng bước hướng dẫn sử dụng Plugin PolyLang qua từng bước cụ thể

Cách đây vài năm thì plugin qTranslate là plugin ra đời đầu tiên, hỗ trợ nhiều chức năng trong việc tạo website đa ngôn ngữ, thế nhưng hiện nay plugin này không còn thông dụng, không được nhiều thành viên trong giới wordpress sử dụng vì lí do: plugin qTranslate quá nặng.

Những lưu ý quan trọng trong quá trình sử dụng plugin PolyLang

Đối với quá trình sử dụng bất kỳ một plugin nào thì cũng sẽ có những khó khăn nhất định. Vì vậy bạn đọc những chú ý của chúng tôi để tránh được những thất bại trong quá trình sử dụng.

  1. Bạn cần phải cài đặt site wordpress của bạn bằng gói ngôn ngữ tiếng Việt. Vì sao như vậy? Nếu bạn cài đặt site của bạn bằng ngôn ngữ tiếng việt nó sẽ hỗ trợ các cụm từ tiếng Việt một cách đầy đủ nhất.
  2. Đối với những cụm từ mặc định đặc biệt trong theme wordpress bắt buộc bạn phải tự dịch ra ngôn ngữ khác, vì plugin này hầu như không hỗ trợ

Các bước hướng dẫn sử dụng Plugin PolyLang cần thực hiện

Việc đầu tiên trong việc sử dụng bất cài một plugin nào thì bạn cũng cần phải cài đặt plugin đó. Sau khi cài plugin PolyLang xong

Bước tiếp theo bạn cần vào Settings -> Languages để thiết lập ngôn ngữ cần sử dụng. Xác định nhu cầu sử dụng của mình bao gồm bao nhiêu ngôn ngữ rồi tiếng hành thêm từng ngôn ngữ vào site của bạn

Bạn nhấn vào Add New Language để thêm ngôn ngữ, hãy giữ nguyên mặc định để plugin PolyLang tự thiết lặp  nó tự thiết lập một cách tự động

Add New Language
Add New Language

Sau khi tiến hành thêm các gói ngôn ngữ bạn sẽ được một giao diện như sau: ở đây mình thêm 3 ngôn ngữ đó là: tiếng anh, tiếng Svenska và tiếng Việt. Mỗi ngôn ngữ sẽ có lá cờ đại diện

Bước tiếp theo bạn tiến hành định dạng lại ngày và giờ sau cho phù hợp với từng quốc gia, để làm được việc này bạn sẽ qua phần Strings Translation để thiết lập

Tiếp theo bạn vào setting của plugin PolyLang để thiết lập các phần quan trọng. Chú Ý bạn cần được kỹ từng hướng dẫn sử dụng Plugin PloyLang cẩn thận để có những thiết lập chính xác nhất.

cài đặt plugin polylang
cài đặt plugin polylang

Default Language: bạn cần cài đặt lại chế độ mặt định của ngôn ngữ trên website. Nếu bạn thấy cái dòng màu đỏ phía dưới nghĩa là bạn có dữ liệu post, page, category và tag chưa được thiết lập ngôn ngữ. Thực hiện đánh dấu vào để áp dụng ngôn ngữ mặc định cho site chính

URL Modifications: Thận trọng trong việc sử dụng link cho website. Mình khuyến khích bạn chọn kiểu “The language is set from the directory name in pretty permalinks” để sử dụng đường dẫn kiểu http://domain.com/en/tên-post.

Hide URL language information for default language: Ẩn đường dẫn xác định ngôn ngữ ở ngôn ngữ mặc định. Ví dụ bạn chọn là tiếng Việt thì đường dẫn phiên bản tiếng Việt sẽ không có /vi/ trên đó.

Remove /language/ in pretty permalinks: Xóa phần /language/ trên đường dẫn. (nên chọn)

Keep /language/ in pretty permalinks: Giữ nguyên /language/ trên đường dẫn.

Detect browser language: Nếu bạn đánh dấu, website sẽ chuyển về ngôn ngữ trùng với ngôn ngữ của trình duyệt.
Media: Nếu đánh dấu, bạn có thể thêm từng phiên bản hình ảnh cho từng ngôn ngữ.

Synchronization: Nếu bạn muốn một số phần có cùng một giá trị trên bất cứ ngôn ngữ nào thì chọn vào. Ví dụ phần Custom field, bạn đánh dấu vào thì nó sẽ sử dụng một giá trị custom field cho toàn bộ các phiên bản ngôn ngữ.
Bước tiếp theo cực kỳ quan trọng là hiển thị ngôn ngữ lên giao diện website của bạn. Để làm được việc này bạn cần vào giao diện widget để thực hiện. bạn có thể vào Appearance -> Widget để thêm một widget tên là Language Switcher, ở tùy chọn bạn có thể tùy chọn hiển thị tên và lá cờ của từng ngôn ngữ, hoặc kiểu đổ xuống (dropdown) tùy thích.

Để tùy biến hoặc bạn muốn hiển thị ngôn ngữ ở bất kỳ vị trí nào trong theme, bạn có thể sử dụng đoạn code sau và đặt vào bất kỳ vị trí nào bạn muốn

pll_the_languages($args);

Trong đó, $args là một mảng tham số như sau (nếu không thiết lập nó sẽ áp dụng giá trị mặc định)

  • ‘dropdown’ => Giá trị này dùng để hiển thị dạng đổ xuống, thiết lập giá trị là 1 nó sẽ thành dạng đổ xuống (default: 0)
  • ‘show_names’ => Giúp hiển thị tên ngôn ngữ, giá trị là 1 nó sẽ hiển thị tên ngôn ngữ (default: 1)
  • ‘display_names_as’ => Hiển thị tên ngôn ngữ theo “name” hoặc “slug” (default: ‘name’)
  • ‘show_flags’ => Hiển thị lá cờ nếu giá trị là 1 (default: 0)
  • ‘hide_if_empty’ => Thực hiện các chức năng Ẩn các ngôn ngữ nếu ngôn ngữ dó chưa có post hoặc page tương ứng, giá trị 1 là ẩn (default: 1)
  • ‘force_home’ => Sử dụng đường dẫn trang chủ nếu giá trị là 1, nếu giá trị là 0 thì nó sẽ chuyển trang hiện tại sang ngôn ngữ đã chọn (default: 0)
  • ‘echo’ => echoes if set to 1, returns a string if set to 0 (default: 1)
  • ‘hide_if_no_translation’ => Ẩn ngôn ngữ nếu ngôn ngữ đó chưa có giá trị nào được dịch (default: 0)
  • ‘hide_current’=> Ẩn ngôn ngữ hiện tại đang chọn nếu giá trị là 1 (default: 0)
  • ‘post_id’ => Nếu giá trị này thiết lập thì phần ngôn ngữ đó sẽ trỏ tới một post hoặc page chỉ định qua ID (default: null)
  • ‘raw’ => Bạn muốn tùy biến tự viết lại CSS cho phần này thì thiết lập giá trị là 1 (default:0)

Hướng dẫn sử dụng Plugin PolyLang cho menu, page, post, Category & Tag

Tiếp theo bạn sẽ tiến hành cài đặt menu bằng hai ngôn ngữ, hoặc nhiều hơn những ngôn ngữ mà bạn đã cài đặt trong Plugin PloyLang, bạn vào Appearance -> Menus thì sẽ thấy một vị trí menu (menu location), nó sẽ hiển thị đầy đủ các gói ngôn ngữ

điều chỉnh Plugin PolyLang menu
điều chỉnh Plugin PolyLang menu

Bây giờ, mỗi lần thêm menu là bạn cần thêm các ngôn ngữ khách mà bạn đã chọn add vào trong plugin PloyLang

Thiết lập cài đặt Plugin PolyLang trong phần page, post

Để thiết lập ngôn ngữ cho post: trước tiên bạn cần phải hiểu rằng, mỗi một ngôn ngữ sẽ có một post nhập nội dung riêng. Chọn đúng phần ngôn ngữ bạn sẽ có một giao diện soạn thảo tưng ứng với ngôn ngữ bạn đã chọn

Đối với page bạn cũng làm tương tự như phần thiết lập trong post.

Thiết lập cài đặt Plugin PolyLang trong phần Category & Tag

Đối với Category & Tag bạn cũng làm tương tự như phần thiết lập cấu hình trong post.

thiết lập Plugin PolyLang catagory va tag
thiết lập Plugin PolyLang catagory va tag

Lưu ý các bạn một điều nữa: để load được ngôn ngữ ra bên ngoài bạn cần bào file functions.php tìm hàm load ngôn ngữ “load_theme_textdomain” và tìm đến thư mục chứa gói ngôn ngữ của bạn. Nếu bạn chưa có hãy tìm cách dịch hoặc tải các gói ngôn ngữ có sẵn vào thư mục chứa gói ngôn ngữ là được.

Đây là những hướng dẫn sử dụng Plugin PolyLang khá đầy đủ, bạn cần đọc kỹ và áp dụng vào site của mình, việc tạo một website đa ngôn ngữ khó nhất là việc hiển thị sau cho hoàn thiện trên site. Bạn hãy tham khảo thêm những cách hiển thị wesite đa ngôn ngữ. Chúc bạn tạo thành công một website đa ngôn ngữ cho riêng mình. Hoặc nếu cần tư vấn về thiết kế website wordpress hoặc tìm dịch vụ seo website chuyên nghiệp tp hcm. Hãy liên hệ ngay công ty seo Tùng Phát để được tư vấn báo giá seo website nhé. Hotline hỗ trợ 0902 313 677. Chúc các bạn thực hiện thành công !

Xem thêm bài viết hướng dẫn: cấu hình Contact Form 7 hữu ích trong việc nhận email khách hàng

5/5 - (5 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận