Internal Link là gì? Mục đích sử dụng liên kết nội bộ trong SEO
Internal Link là gì? Một content hay SEOer chân chính chắc chắn đều biết đến ảnh hưởng của nhân tố này trong công cuộc leo rank hạng cao. Chúng giúp liên kết các nội trên cùng một website, không chỉ dẫn người dùng đến các thông tin liên quan mà còn hỗ trợ Google tìm thấy bài viết trên website của bạn. Để nắm rõ tác động và tầm quan trọng của Internal Link trong SEO, hãy cùng công ty tùng phát điểm qua các thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
Internal Link là gì?
Internal Link có nghĩa là liên kết nội bộ. Đây là đường link được gắn trên trang khác sử dụng cùng một website / sử dụng cùng tên miền. Chúng có nhiệm vụ điều hướng, dẫn người đọc đến các giá trị liên kết nhằm tăng thứ hạng của website trên Top search.
Nhìn chung, liên kết nội bộ hay Internal Link là gì được chia thành 2 dạng chính:
-
Liên kết trỏ trong cùng trang: Khi nhấp vào liên kết này, người dùng có thể di chuyển đến mở bài, kết bài hay bất kỳ heading nào được nhắc tới.
-
Liên kết trỏ đến các trang khác trên cùng website / Tên miền: Khi nhấp vào liên kết này, người dùng sẽ di chuyển đến trang chính hoặc bất kỳ bài viết, nội dung khác có liên quan trên cùng một website.
Mục đích sử dụng Internal Link là gì?
Internal Link được hiểu ngầm như một phần không thể thiếu trong seo website. Chúng được sử dụng nhằm điều hướng người dùng, công cụ tìm kiếm của Google.
Hiện nay, Internal Link là liên kết phổ biến và được ứng dụng rộng rãi nhờ các tác dụng sau:
Điều hướng người dùng
Internal Link là phương thức được các nhà quản trị web sử dụng để điều hướng người dùng đến các trang khác trên cùng một tên miền. Từ đó giữ chân họ và tăng thời gian truy cập, tương tác trên website. Có thể nói, nó góp phần làm giải các chỉ số tiêu cực trong trải nghiệm người dùng như tỷ lệ thoát, bỏ trang… Nhờ đo giúp cải thiện thứ hạng, độ uy tín và sự tín nhiệm cho website của bạn.
Ngoài ra, Internal Link còn được xem là công cụ điều hướng công cụ tìm kiếm. Tăng cường khả năng tìm kiếm, thu thập dữ liệu, khắc phục tình trạng trang con bị cô lập, thúc đẩy tốc độ Index.
Thiết lập cấu trúc website
Internal Link được sử dụng như một cách thiết lập hệ thống thông tin cho trang web. Nó có khả năng tạo cấu trúc rõ ràng, dễ hiểu và khoa học cho website.
Nói đơn giản, nếu mỗi trang web là một bộ phận trên cơ thể, Internal Link chính là hệ thống xương, giúp liên kết chúng với nhau, tạo mối quan hệ đồng nhất và giúp toàn bộ cơ thể hoạt động trơn tru, thuận lợi. Hệ thống Internal Link càng hoàn thiện, tối ưu thì website càng hoạt động tốt.
Tăng chỉ số PR đồng đều hơn
Đây được xem là công cụ duy nhất có khả năng luân chuyển sức mạnh Link Juice trong cùng một tên miền. Nó tạo sự liên kết giữa các site con cho đến trang chủ hay chuyên mục và ngược lại.
Theo đó, khi bất cứ ai đó truy cập vào website từ bên ngoài, Internal Link sẽ phân tán đồng đều nguồn năng lượng này. Điều này có nghĩa, bất cứ site con, danh mục hay trang chủ đều có cơ hội được truy cập tương đương nhau.
Cung cấp thêm thông tin
Internal Link trong bài viết thường được gắn vào các trang chủ , chuyên mục và site con có cùng nội dung hoặc liên quan. Nhờ đó kích thích, thu hút người dùng đến trang đích đồng thời thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm thông tin, mang đến cho họ nhiều sự lựa chọn đa dạng hơn.
Lưu ý trong quá trình xây dựng Internal Link
Internal Link là gì? Với những chia sẻ trên của Tùng Phát, hẳn bạn đã phần nào hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng liên kết nội bộ trên website rồi phải không nào?
Để tối ưu các Internal Link và đạt hiệu quả điều hướng tốt, bạn cần chú ý các nguyên tắc sau đây:
-
Điều hướng đến trang đích: Tập trung liên kết nội của các các site trên cùng tên miền đến trang chủ hoặc trang chính quan trọng.
-
Đặt Internal Link vào bài viết, site có nhiều liên kết trở về.
-
Nghiên cứu và xác định mục đích chung của quá trình xây dựng Internal Link, để từ đó dồn toàn bộ sức mạnh từ các site con về trang sản phẩm, giới thiệu dịch vụ hay tin tức…
-
Sử dụng thêm breadcrumb (Thanh điều hướng) ở đầu hoặc cuối bài viết để người đọc dễ dàng xác định mình đang đứng ở vị trí vào trong website. Nhờ đó giúp họ dễ dàng chuyển đổi sang những vị trí, danh mục khác.
-
Chú ý đến các Anchor Text, tuyệt đối không sử dụng và đặt chúng một cách bừa bãi, thiếu tự nhiên. Điều này sẽ làm giảm giá trị của website đồng thời ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng, gây phản cảm.
Xem Thêm: Ctr là gì ? Conversion rate là gì ? Thẻ tag trong website là gì ?
Đối với những từ khóa khó hay có độ cạnh tranh cao, Internal Link là cách giúp cải thiện thứ hạng, phục vụ tốt cho việc leo Rank. Bởi vậy, Tùng Phát luôn khuyến cáo các nhà quản trị web nên nắm rõ Internal Link là gì, cách xây dựng chiến dịch liên kết nội bộ vững chắc. Nó sẽ góp phần tăng thời gian dừng chân của người dùng trên website cũng như cung cấp cho họ những thông tin hữu ích, giá trị hơn, nhằm nâng cao khả năng rank hạng.
Thông tin liên hệ
-
Address: 62 Cách Mạng, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TP.HCM
-
Phone: 028.7776.8789 - 0902. 313. 677
-
Email: info@tungphat.com
Website: https://tungphat.com
Bài viết tương tự của Internal Link là gì? Mục đích sử dụng liên kết nội bộ trong SEO
Mockup là gì? Tổng hợp phần mềm mock up - Cách làm mock-up
Mockup là có tính nguyên mẫu, nó cung cấp một phần chức năng của hệ thống và cho phép thử nghiệm thiết kế. Thông thường, mockup được thiết kế để truyền đạt ý tưởng chung trên sản phẩm thực tế, sử dụng bởi các nhà thiết kế để được thông tin phản hồi từ người dùng.
Tổng hợp cách viết content hay, chuẩn SEO, thu hút, hiệu quả
Tổng hợp các cách viết content hay, chuẩn SEO sao cho thu hút và có hiệu quả, cách viết content bán hàng hút khách, kỹ năng content marketing, hướng dẫn viết bài fanpage facebook, công thức viết content hiệu quả. Hãy dành thời gian tìm hiểu về nó, bạn sẽ có một cái nhìn đa chiều
Google Business là gì? Cách đăng ký, xác minh địa chỉ nhanh nhất
Google Business còn gọi là Google My Business hay Google Doanh nghiệp của tôi, hiểu một cách chính xác nó là địa điểm của doanh nghiệp trên Google Maps. Với Google Business, doanh nghiệp sẽ cho khách hàng của mình biết về các thông tin như giờ làm việc, địa chỉ công ty, số điện thoại, hình ảnh... Và khi cần khách hàng có thể dễ dàng tìm đến trụ sở công ty...
Google Tag Manager là gì? Hướng dẫn sử dụng và cài đặt GTM
Google Tag Manager là dịch vụ quản lý tag, hay pixel tag. Những thông tin quý giá này sau đó được dùng để cải thiện marketing. Nó cũng được tích hợp vào các công cụ phân tích, như Google Analytics để nhà quản lý nắm được thông tin đầy đủ của website hay chiến dịch marketing của mình.
Bounce Rate (Google Analytics) là gì? Bao nhiêu là tốt? Cách giảm Tỷ lệ thoát
Bounce rate (hay tỷ lệ thoát trang) là phần trăm số phiên truy cập chỉ truy cập một trang duy nhất trên website, sau đó thoát ngay mà không xem tiếp bất kỳ nội dung nào khác.
Inbound Marketing là gì? Chiến lược marketing hiệu quả từ chính Hubspot
Inbound Marketing là phương thức tiếp cận khách hàng dựa trên nội dung và những sự tương tác mang lại giá trị hữu ích cho khách hàng – về những vấn đề mà họ cần giải quyết có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn. Trong Inbound Marketing, khách hàng tiềm năng là người chủ động tìm kiếm bạn qua các kênh như blogs, các công cụ tìm kiếm, và các mạng xã hội.