Làm SEO lương bao nhiêu? Trái ngành làm SEO phải học gì

seo là gì

SEO là một trong những ngành nghề đang rất hot hiện nay, đặc biệt trong thời kỳ marketing online phát triển rầm rộ như hiện tại. Tuy nhiên rất nhiều bạn trẻ thắc mắc làm SEO lương bao nhiêu hay trái ngành mà muốn làm SEO thì phải học những gì?

Nếu có cùng những câu hỏi trên, hãy tìm hiểu ngay trong bài chia sẻ dưới đây.

Nghề SEO là làm gì?

Trước tiên ta cần hiểu bản chất của SEO là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm giúp website có được vị trí hiển thị trong TOP kết quả tìm kiếm của Google. Mục đích cuối cùng là tiếp cận với khách hàng hay nói cách khác là phục vụ nhu cầu của người tìm kiếm thông tin.

seo là gì
seo là gì

Như vậy nếu bạn là một SEOer thì nhiệm vụ chính sẽ là dùng các thủ thuật, kỹ năng bao gồm cả SEO Onpage và SEO Offpage để đẩy từ khóa lên top của bộ máy tìm kiếm, cụ thể ở đây là Top Google.

Nhiều bạn đang muốn theo nghề SEO và học SEO và trong số các bạn cũng đều đặt câu hỏi là nghề này có tương lai và thu nhập cao không? Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu thêm những số liệu được ghi nhận trong ngành.

Làm SEO lương bao nhiêu?

Đây là một câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Câu trả lời là lương của một nhân viên SEO sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và không cố định.

Mức lương sẽ tùy thuộc vào số lượng công việc được giao, trình độ chuyên môn, chất lượng công việc hay quy mô công ty mà bạn dấn thân làm việc. Tuy nhiên nhìn chung mức lương phổ biến của một SEOer sẽ dao động trong khoảng 7-15 triệu, các chuyên gia SEO sẽ được trả lương cao hơn, ở mức 15-30 triệu hoặc có thể cao hơn nữa tuỳ vào kinh nghiệm và năng lực của mỗi người.

lương nhân viên seo
lương nhân viên seo

Với những bạn mới học xong, đi làm để trau dồi kinh nghiệm, mức lương khởi điểm sẽ ở khoảng 5-6 triệu mỗi tháng và tăng dần theo tay nghề.

Xem Video Về Khóa Học SEO để hiểu thêm về nghề SEO




Vậy làm SEO cần kỹ năng gì không?

Muốn trở thành một SEOer giỏi đòi hỏi nhiều kỹ năng trong đó quan trọng nhất là khả năng xây dựng content, các kỹ thuật SEO OnpageOffpage, Technical SEO…

Bên cạnh đó, người làm SEO cũng cần có những tiêu chí sau đây:

  • Khả năng phân tích đánh giá: Tất nhiên rồi, ngay khi nhận 1 dự án bất kỳ thì việc đầu tiên bạn cần làm trong SEO là nghiên cứu, đánh giá từ khoá. Cần phân tích hệ thống từ khoá và xem keyword nào có khoá volume cao/ thấp để triển khai các bước tiếp theo.

Không chỉ vậy, bạn cần nhanh nhạy trong khâu phân tích đánh giá không chỉ là website của mình mà còn đánh giá cả đối thủ cạnh tranh nhằm xây dựng những chiến lược SEO phù hợp để đẩy nhanh quá trình lên top.

  • Kỹ năng lên chiến lược thực chiến

Kỹ năng này sẽ quyết định thành công của việc từ khóa lên top nhanh hay chậm. Bởi SEO là cả quá trình và rất cần có một bản kế hoạch rõ ràng cho từng bước đi. Chỉ cần mắc lỗi sai nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng, thậm chí mất luôn từ khoá.

Nếu bạn đã có một chiến lược cụ thể, lường trước được các vấn đề có thể xảy ra, ngay khi SEO không hiệu quả sẽ có ngay cách giải quyết và hướng đi kịp thời để cải thiện.

  • Kỹ năng viết lách: Trong SEO, nội dung bài viết rất quan trọng. Nếu muốn làm một SEOer thực thụ chắc chắn phải có khả năng viết bài chuẩn SEO và kỹ năng biên tập nội dung.
  • Chăm học hỏi, cần cù bù thông minh: Đây cũng là một yếu tố cần có của người làm SEO. Bởi không phải ai khi mới bắt đầu cũng giỏi và SEO thành công. Nếu thực sự đam mê và muốn dấn thân với nghề này, bạn cần học hỏi bài bản khóa học SEO ngay từ đầu cùng với tinh thần chịu khó nghiên cứu, mày mò. Chỉ cần bỏ thời gian 1-2 tháng học và thực hành nghiêm túc, việc làm SEO sẽ trở nên thật đơn giản.

Trái ngành làm SEO phải học gì?

Nếu bạn đang muốn chuyển hướng sang nghề làm SEO thì cần phải học rất nhiều kiến thức trong đó có những kiến thức nền tảng như cách nghiên cứu từ khoá, SEO Onpage, SEO Offpage, Technical SEO, các tool SEO hay cách viết content chuẩn…

Tuy nhiên trước khi bắt tay vào học làm SEO bạn cần hiểu rõ các thuật toán của Google trước đã. Quan trọng nhất là không được vi phạm bất cứ thuật toán nào của Google. Có như vậy website của bạn mới hoạt động và phát triển được lâu dài.

Một số thuật toán tìm kiếm của Google bạn cần nắm được đó là:

  • Thuật toán Google Panda
  • Thuật toán Google HummingBird (Thuật toán chim ruồi)
  • Thuật toán Google Possum
  • Thuật toán Google Pirate
  • Thuật toán Mobile Friendly
  • Thuật toán Google RankBrain
  • Thuật toán Google Pigeon (Thuật toán chim bồ câu)
  • Thuật toán Google Penguin (Thuật toán chim cánh cụt)
  • Thuật toán Google Zebra (Thuật toán ngựa vằn)
  • Thuật toán Google Fred

Cách nghiên cứu từ khoá

Sau khi nắm được các thuật toán phổ biến của Google, bạn cần tìm hiểu về các công cụ nghiên cứu từ khoá để tìm kiếm những keyword đang thịnh hành trên Google hoặc những từ khoá dễ xếp hạng… Đây là một trong những điều cốt lõi nếu muốn đưa website của bạn lên TOP nhanh chóng.

best keyword research tools for seo
best keyword research tools for seo

Một số công cụ nghiên cứu từ khóa được sử dụng nhiều nhất bạn có thể tham khảo: Google Keyword Planner, Ahrefs, Semrush, KeywordTool.io, Moz, Rank Tracker, Google Search Console…

Kiến thức về SEO Onpage

Đây là các công việc bạn cần làm trên chính website của mình nhằm nâng cao thứ hạng trang web trên thanh công cụ tìm kiếm Google. Việc website được xếp hạng cao trên Google sẽ giúp thu hút nhiều traffic hơn cũng như tăng thêm cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng tạo ra chuyển đổi.

seo website
seo website

Công việc SEO Onpage bạn cần làm bao gồm:

  • Tối ưu kết cấu website
  • Tối ưu URL
  • Tối ưu thẻ Title
  • Tối ưu thẻ Heading
  • Tối ưu thẻ ALT
  • Tối ưu thẻ Bold
  • Tối ưu Internal link và Outbound link
  • Tối ưu nội dung content/ hình ảnh
  • Tối ưu thẻ meta description
  • Tối ưu tốc độ tải trang
  • Tính tương thích

Để có thể làm tốt SEO Onpage, các SEOer cần có kiến thức về HTML, CSS, khả năng tư duy hay kỹ năng viết giỏi. Đặc biệt nếu bạn biết thêm về code web, IT hoặc thiết kế hình ảnh thì việc SEO sẽ trở nên dễ dàng và đơn giản hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên nếu chưa biết về các kỹ thuật này, bạn có thể bổ túc ngay cho mình những khóa học SEO chuyên sâu nhé.

SEO Offpage

Nếu như SEO Onpage bạn làm trên chính website của mình thì SEO Offpage bạn sẽ thực hiện các công việc bên ngoài website đó. SEO Offpage hiệu quả sẽ được Google đánh giá cao và tăng thêm độ uy tín cho website.

Các công việc SEO Offpage thường làm là xây dựng hệ thống liên kết (backlink) chất lượng từ các nguồn khác nhau, viết bài PR trên báo chí, trao đổi link với các website khác, tham gia bình luận trên mạng xã hội/ forum để gắn liên kết trỏ về…

Những công việc này đòi hỏi kinh nghiệm, thời gian, chi phí và cần thực hiện bài bản ngay từ đầu nếu muốn triển khai hiệu quả.

Technical SEO

Vì Technical SEO là một phần không thể thiếu trong toàn bộ quá trình triển khai chiến lược SEO nên người làm SEO bắt buộc phải nắm vững kỹ thuật này.

Technical SEO hay SEO kỹ thuật đề cập đến những kỹ thuật SEO giúp cho website được tối ưu hóa trong giai đoạn công cụ tìm kiếm Google thu thập dữ liệu, phân tích và lập chỉ mục trang web.

technical seo
technical seo

Nếu thực hiện tốt các kỹ thuật SEO đảm bảo không xảy ra các lỗi phát sinh, Google sẽ hiểu được website của bạn và việc lập chỉ mục cũng sẽ tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh, theo đó việc xếp hạng của trang web chắc chắn sẽ được cải thiện.

Các yếu tố kỹ thuật bạn cần học hỏi trong Technical SEO:

  • Tối ưu tên miền (domain) và thuộc tính
  • Kiểm toán Internal link- liên kết nội bộ
  • Tối ưu hoá Robots.txt
  • Tối ưu hoá cấu trúc đường dẫn URL
  • Điều hướng và cấu trúc website
  • Thêm thanh Breadcrumb
  • Đánh dấu Schema markup- dữ liệu có cấu trúc
  • Kiểm tra thẻ ULR Canonical
  • Tối ưu hoá trang 404
  • Tối ưu hóa Sitemap XML
  • Tối ưu tốc độ tải trang
  • Tương thích với thiết bị di động (Friendly Mobile)

Và một số kỹ thuật khác…

Kỹ năng viết content chuẩn SEO

Content chuẩn SEO là một yêu cầu bắt buộc đối với các SEOer. Đây sẽ là cơ sở để công cụ tìm kiếm hiểu được bài viết của bạn đang nói về điều gì, từ đó giúp hiển thị chúng ở trang tìm kiếm top đầu khi người dùng truy vấn.

Khi học về kỹ năng xây dựng content chuẩn SEO bạn cần đảm bảo 2 yếu tố: Nội dung được tối ưu hoá và các yếu tố kỹ thuật trong bài viết chuẩn SEO.

Ngoài ra kỹ năng nghiên cứu và nhóm từ khoá cũng không thể thiếu khi theo đuổi nghề SEO. Bên cạnh đó là tư duy sáng tạo, khả năng viết lách đúng – hữu ích – mới lạ. Bạn cũng nên trang bị thêm kỹ năng thiết kế hình ảnh, làm video… để phục tốt nhất trong quá trình SEO Ontop Google.

Làm thế nào để trở thành SEOer chuyên nghiệp?

Có thể thấy để trở thành một SEOer thực thụ cần học hỏi rất nhiều kiến thức cũng như mất nhiều thời gian tìm tòi, nghiên cứu và thực hành. Tuy nhiên nếu không tìm được hướng đi đúng ngay từ ban đầu, bạn rất dễ đi sai hướng hoặc mông lung không biết giải quyết vấn đề từ đâu.

Theo kinh nghiệm của mình, nếu bạn là một người trái ngành bắt đầu theo đuổi ngành SEO, hãy tham gia một khóa học đào tạo chuyên sâu về SEO ở những trung tâm uy tín. Khi có thầy giỏi dẫn dắt thì mọi công đoạn từ bổ sung kiến thức đến thực hành SEO thực tế đều sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều.

Theo như các chuyên gia về SEO ở Trung tâm đào tạo SEO IMTA chia sẻ, để học lý thuyết về SEO thì nhiều vô tận. Các bạn trẻ cần có sự chọn lọc thông tin cũng như cần phải thực hành làm SEO song song với học lý thuyết. Nếu chỉ học lý thuyết suông hoặc tự mày mò học các kiến thức ở trên mạng sẽ rất khó để SEO thành công, không nói đến việc bỏ dở giữa chừng vì quá nhiều kiến thức hay lý thuyết khác xa với thực tế.

Trên đây là những chia sẻ thú vị về nghề làm SEO, về lương thưởng và các kỹ năng quan trọng cần có khi làm SEO. Nếu bạn thực sự đam mê và yêu thích nghề này hãy thử sức ngay nhé. Sẽ không quá khó và khô khan như bạn tưởng tưởng đâu!

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận