Quá tải server là tình trạng mà khá nhiều website gặp phải, nhất là trong thời gian tổ chức các chương trình, sự kiện nhiều ưu đãi. Máy chủ bị quá tải sẽ không giải quyết được các yêu cầu của người dùng, từ đó ảnh hưởng và làm website tụt hạng. Do đó khi gặp tình trạng này, quản trị viên cần nhanh chóng tìm cách khắc phục. Thông qua bài viết dưới đây, Tùng Phát sẽ chia sẻ với bạn một số nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề này.
Nguyên nhân gây quá tải server
Thông thường, tình trạng server quá tải thường do 4 nguyên nhân gây ra đó là lưu lượng truy cập tăng, tấn công DDoS, do các loại bug, virus và tốc độ mạng chậm. Cụ thể nguyên lý của các nguyên nhân này như sau:
Lượng truy cập website cục bộ quá tải
Khi lượng người truy cập vào website quá nhiều thì sẽ khiến cho server không thể xử lý được hết mọi yêu cầu cùng lúc được. Nói cách khác, lúc này, server sẽ bị rơi vào tình trạng quá tải, thậm chí không thể hoạt động được trong một thời gian. Việc server quá tải do nguyên nhân này thường xảy ra vào những lúc website của bạn tổ chức những chương trình khuyến mại hay công bố những thông tin quá trọng.
Tấn công DDoS
Tấn công DDoS là việc máy chủ của bạn bị tấn công với lưu lượng truy cập từ nhiều hệ thống khác nhau thông qua nhiều nơi. Việc bị tấn công DDoS cũng là một dấu hiệu cho thấy website đang bị hack. Khi bị tấn công DDoS, máy chủ sẽ bị cạn kiệt tài nguyên, hết băng thông và khiến cho người dùng khác không thể truy cập được hoặc server website sẽ bị quá tải khả năng xử lý. Khi đó website có thể bị sập.
Tốc độ mạng chậm
Mạng chậm làm cho máy khách không thể xử lý được mọi việc đúng hạn. Điều này sẽ khiến cho số lượng kết nối dồn lại và tăng vọt lên, vượt quá giới hạn xử lý của server. Khi mạng của máy khách ổn định lại bình thường, lượng kết nối bị dồn này sẽ được gửi đồng loạt tới server. Điều này làm cho máy chủ bị quá tải.
Do các loại bug và virus XSS
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra quá tải server đó là do các loại bug hoặc do đối thủ chơi xấu bằng virus XSS. Có những loại bug và virus XSS có khả năng khiến cho lưu lượng truy cập cao bất thường và làm cho máy chủ bị rơi vào tình trạng quá tải. Bên cạnh đó, khi chúng càng phát tán và lan rộng thì sẽ làm cho lưu lượng mạng giảm xuống đáng kể.
Dấu hiệu cho thấy server bị quá tải
Việc nhận biết quá tải server rất dễ và nhanh. Nếu website của bạn đang xảy ra một số vấn đề dưới đây thì chứng tỏ server đang rơi vào tình trạng quá tải:
- Các yêu cầu bị trì hoãn từ 1 giây đến vài trăm giây trong thời gian phục vụ của website.
- Website hiển thị các lỗi HTTP như 500, 502, 503, 504, 408,…
- Trang web sẽ từ chối hoặc reset tất cả các kết nối TCP trước khi tiến hành trả về bất cứ nội dung nào.
- Không nhận được hết các nội dung đã yêu cầu.
Cách phòng ngừa và khắc phục tình trạng quá tải server
Việc quá tải server có thể xảy ra bất cứ lúc nào và nhiều nguyên nhân. Để duy trì quá trình vận hành một trang web và tránh ảnh hưởng trải nghiệm người dùng website, các quản trị viên cần phải đề phòng và biết cách khắc phục tình trạng này. Dưới đây là một số việc quản trị viên cần làm để tránh server web bị quá tải.
Kiểm soát lưu lượng truy cập
Để tránh tình trạng quá tải server xảy ra, bạn cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra lưu lượng truy cập. Bạn có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ như SEMRush, Alexa, Sitechecker,… Những phần mềm này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về lưu lượng người dùng truy cập, hành trình truy cập, tỷ lệ thoát,… để đưa ra phương án bảo trì hoặc nâng cấp server khi cần thiết nhằm ngăn chặn việc máy chủ bị quá tải xảy ra.
Bên cạnh đó, bạn có thể kiểm soát lưu lượng truy cập bằng cách sử dụng tường lửa. Firewall có khả năng chặn lưu lượng truy cập không mong muốn hoặc lưu lượng truy cập đến từ các nguồn IP xấu, từ đó hạn chế cuộc tấn công, xâm nhập từ bên ngoài.
Sử dụng các tên miền và server khác nhau
Việc sử dụng các tên miền và server khác nhau sẽ giúp hỗ trợ linh hoạt từng nội dung. Các tệp lớn sẽ được tách ra khỏi các tệp nhỏ nhằm lưu trữ đầy đủ các dữ liệu. Đồng thời việc chia nhỏ các tệp sẽ giúp máy chủ xử lý mọi việc một cách nhẹ nhàng hơn, hạn chế tình trạng quá tải server xảy ra.
Sử dụng Auto Scaling
Auto Scaling là giải pháp có tính tự động với khả năng thêm mới hoặc giảm thiểu số lượng tài nguyên đang hoạt động dựa trên nhu cầu thực tế. Giải pháp này sẽ giúp cho server không bị rơi vào tình trạng quá tải trong mọi tình huống.
Cụ thể, khi lượng truy cập vào website tăng lên, Auto Scaling sẽ tự động thêm máy chủ vào nhóm để đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu, từ đó giúp tăng trải nghiệm người dùng trên web. Còn khi lượng truy cập giảm đi, Auto Scaling cũng sẽ tự động tắt các server không cần thiết. Điều này góp phần tối ưu chi phí, thời gian cũng như công sức vận hành hệ thống website.
Nâng cấp phần cứng server
Nâng cấp phần cứng sẽ giúp cải thiện hiệu suất hay khả năng làm việc của server. Bạn có thể sử dụng kết hợp nhiều thiết bị phần cứng lại với nhau. Điều này sẽ giúp cải thiện bộ nhớ chính và bộ nhớ phụ của server, từ đó hạn chế và khắc phục được tình trạng quá tải server. Tuy nhiên, sau khi nâng cấp, bạn cần điều chỉnh các thông số kỹ thuật của hệ điều hành sao cho phù hợp để tránh việc xung đột xảy ra.
Sử dụng web cache
Web cache là giải pháp giúp giảm gánh nặng cho server bằng cách lưu trữ tài nguyên ở bộ nhớ đệm và gửi dữ liệu luôn cho người dùng thay vì phải thông qua máy chủ. Qua đó tiết kiệm được thời gian phải hồi, tăng tốc truy cập. Bên cạnh đó, web cache còn giúp cải thiện chất lượng SEO bằng cách cải thiện các chỉ số của bộ tiêu chuẩn Web Vitals, giúp Google thu thập dữ liệu index web nhanh chóng hơn.
Tối ưu hóa nội dung trên web
Một trong những cách hữu hiệu nhằm ngăn ngừa tình trạng server bị quá tải mà bạn có thể sử dụng đó là tối ưu hóa nội dung trên web. Thông thường, nội dung động thường mất nhiều thời gian xử lý hơn nội dung tĩnh. Do đó, bạn hãy chú trọng vào việc tối ưu các nội dung động trên website bao gồm văn bản, hình ảnh, video, âm thanh,…
Bạn cần thường xuyên cập nhật các phiên bản CMS hoặc các hệ quản trị nội dung tương đương khác để có thể tối ưu nội dung trên web một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng định dạng hình ảnh PNG hoặc JPG để tối ưu lưu lượng lưu trữ nội dung trên website.
Xây dựng hệ thống máy chủ lớn
Bạn có thể hiểu cách này giống như là sử dụng nhiều máy chủ server nhỏ phối hợp với nhau tạo thành một máy chủ server lớn. Như vậy dù lượng truy cập có tăng thì các máy chủ khác sẽ phân chia công việc để cùng giải quyết, tránh việc một máy chủ bị quá tải.
Chuẩn bị băng thông lớn cho web
Bạn có thể lựa chọn xây dựng một web có băng thông lớn ngay từ đầu. Khi web của bạn trở nên lớn mạnh, lượng người truy cập tăng lên cũng sẽ không làm web bị quá tải. Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn mở rộng băng thông sau khi web của bạn phát triển và có nhiều traffic.
Bài viết trên đây là một số vấn đề liên quan đến việc quá tải server. Hy vọng rằng qua những thông tin trên bạn sẽ hiểu được nguyên nhân, nhận ra dấu hiệu và chọn được cách để ngăn ngừa và khắc phục tình trạng này. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bổ ích khác về quản trị web hay đang tìm một dịch vụ quản trị website chỉ 99k/ngày thì hãy liên hệ ngay với Tùng Phát để được hỗ trợ nhé.