Một sản phẩm chất lượng nào đó, dù là sản phẩm số hay sản phẩm truyền thống khi ra đời đều phải trải qua rất nhiều công đoạn với mong muốn đem lại trải nghiệm và chất lượng tốt nhất cho người dùng. Website cũng không loại lệ, để có thể tạo nên một Website chuyên nghiệp, phải tốn rất nhiều công sức của một đội ngũ tâm huyết và trải qua một quy trình thiết kế Website chuyên nghiệp. Hôm nay Tùng Phát sẽ chia sẻ cho các bạn quy trình để tạo nên một Website chuyên nghiệp.
Lưu ý rằng: Quy trình thiết kế Website dưới đây áp dụng cho những sản phẩm Website chuyên nghiệp, có kinh phí đầu tư lớn và đòi hỏi chức năng cao, hiệu suất hoạt động đáp ứng quy mô tầm cỡ. Đôi khi một vài Website nhỏ hơn sẽ không cần thiết phải thực hiện đầy đủ các bước dưới đây.
Quy trình thiết kế Website
Giống như việc tạo ra bất kỳ sản phẩm nào khác, mọi thứ đều bắt đầu từ những ý tưởng sơ khai và để đi đến sản phẩm hoàn thiện cuối cùng thì cần một quá trình đủ dài và đủ chi tiết để đảm bảo sản phẩm đủ tốt, đủ chất lượng. Đối với Website thì quy trình xoay quanh những bước sau đây
- Tiếp nhận yêu cầu
- Lên ý tưởng, kế hoạch báo giá
- Lựa chọn công nghệ
- Lựa chọn tên miền và hosting
- Bản thiết kế sơ bộ
- Bản thiết kế UX/UI
- Thực hiện giao diện
- Thực hiện backend
- Kiểm thử
- Bàn giao và tiến hành đào tạo
Quy trình thiết kế Website trên đây đang được sắp xếp trong trường hợp giả định là một doanh nghiệp nào đó thuê một agency/đơn vị thiết kế website để thực hiện Website cho công ty. Giờ hãy cùng tìm hiểu chi tiết các bước nhé.
Tiếp nhận yêu cầu
Đầu tiên là bước tiếp nhận yêu cầu của doanh nghiệp cần thiết kế Website. Đây là bước rất quan trọng trong quy trình thiết kế Website, người thực hiện ghi nhận yêu cầu này cũng rất quan trọng, đảm đương luôn trách nhiệm kết thông tin giữa khách hàng với những kỹ thuật viên.
Hãy phân biệt rõ với người tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận yêu cầu là công việc được triển khai sau khi khách hàng đã được tư vấn về các dịch vụ, sơ bộ về giá cả
Một tài liệu yêu cầu đầy đủ phải bao gồm: chức năng, ý tưởng giao diện, nội dung, nhu cầu về lượng băng thông, tên miền, những yêu cầu bổ sung về mặt công nghệ,….
Lên ý tưởng, kế hoạch báo giá
Sau khi đã có tài liệu thu thập về yêu cầu của khách hàng, các kỹ thuật viên và đội ngũ có liên quan sẽ tiến hành họp bàn để đánh giá về tính khả thi ý tưởng của khách hàng, khả năng hiện thực hóa, nguồn lực triển khai, từ đó đưa ra báo giá chi tiết và bản hợp đồng với đầy đủ cam kết và thông tin liên quan
Lựa chọn tài nguyên cho quy trình thiết kế Website
Tài nguyên trong quy trình thiết kế Website là công nghệ hỗ trợ, là tên miền, là hosting, là các plugin hay API kết nối, là cơ sở dữ liệu,….
Tùy vào yêu cầu của khách hàng mà các kỹ thuật viên sẽ lựa chọn công nghệ phù hợp nhất để triển khai. Có thể là triển khai bằng CMS, bằng các nền tảng mã nguồn mở hay nâng cao hơn là code tay, phát triển website bằng các ngôn ngữ lập trình.
Dù là lựa chọn nào ở bước này cũng không ảnh hưởng đến những bước theo sau dưới đây.
Thiết kế giao diện
Thiết kế bao gồm 2 phần là: Wireframe và Giao diện trực quan hay còn gọi là UX/UI
Wireframe (cấu trúc/bộ khung) là một bản thiết kế web ở cấp độ cấu trúc. Một wireframe thường sẽ thể hiện phần cấu trúc của một trang Web, như cách bố trí nội dung, hình ảnh, các widget như thế nào. Wireframe giúp tạo nền móng để tiến đến bước thiết kế trực quan.
Tùy vào mức độ trung thực mà các bản Wireframe sẽ có phần khác nhau. Wireframe cũng là một phần trong UX (User Experience). Khi bản thiết kế này thể hiện toàn bộ cách bố trí nội dung, cách bố cục của các trang, cách bố cục của các tính năng, điều ảnh ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng nên thường được chú tâm rất kỹ lưỡng
Ví dụ: Nếu bạn có biết đến việc xây nhà, thì bạn sẽ biết đến muốn tạo ra một cái cột trụ nhà, thợ xây thường dùng thanh sắt, kẽm và ván để tạo hình bộ khung cho cột sau đó mới bắt đầu đổ bê tông vào khuôn này. Wireframe cũng hoạt động tương tự như vậy.
Tiếp theo là Giao diện Website trực quan, hay còn gọi là UI (User Interface). Nếu Wireframe là phần cấu trúc, phần khung sườn, thì UI là bản thiết kế với toàn bộ màu sắc, hình ảnh, nội dung, và các nội dung đa phương tiện khác được thể hiện. Bản thiết kế UI hoàn chỉnh phản ánh toàn bộ những gì mà người dùng sẽ nhìn thấy qua từng trang của Website.
Cả Wireframe và UI đều đòi hỏi tư duy thiết kế và sự sáng tạo, chính vì vậy mà trong quy trình thiết kế Website, vị trí hay nghề UX/UI có đãi ngộ rất tốt và luôn khan hiếm nhân tài. Bạn có thể tiếp cận với UX/UI bằng một số phần mềm hỗ trợ sáng tạo về mảng này như:
- Adobe XD
- Figma
- Sketchup.
- …
Hiện thực hóa giao diện Website
Tiếp theo sẽ đến với phần công việc của các Developer Frontend hay còn gọi là nhà phát triển phần giao diện. Các Developer sẽ tiến hành chuyển giao diện từ bản thiết kế UI sang mã code HTML CSS, hay thường được gọi là cắt HTML. Công việc này không đòi hỏi sự sáng tạo vì bản thiết kế đã có sẵn, nhiệm vụ duy nhất là làm chính xác theo bản thiết kế.
Những đòi hỏi ở các Developer là kiến thức, kỹ năng và khả năng xử lý tình huống. Vì trong một số trường hợp do sự không đồng nhất và không hiểu rõ về nhau giữa UX/UI và Developer dẫn đến có những thành phần xuất hiện trong thiết kế không đáp ứng các tiêu chuẩn của lập trình, hay khó mà có thể hiện thực ra bên ngoài. Chính vì vậy trong quá trình làm việc, cả 2 bên cần thấu hiểu và trao đổi thông tin với nhau rõ ràng hơn
Ngoài ra, không cần thiết phải đợi đến lúc có bản thiết kế UI hoàn chỉnh thì các Developer mới bắt đầu viết code. Trong quy trình thiết kế Website, Developer có thể code phần cấu trúc sơ bộ của trang Web ngay sau khi có bản thiết kế Wireframe, sau đó sẽ thêm các nội dung đa phương tiện và màu sắc bằng CSS vào sau
Xây dựng Backend
BackEnd là tất cả những phần hỗ trợ hoạt động của website, giống như bộ não của con người. Backend xử lý những yêu cầu, câu lệnh và lựa chọn thông tin chính xác để hiển thị lên màn hình của người dùng. Được cấu tạo từ 3 thành phần là máy chủ, cơ sở dữ liệu và ứng dụng giúp điều khiển, quản trị website hoạt động hiệu quả hơn.
Đối với các Website khi lựa chọn các CMS hay nền tảng mã nguồn mở thì phần Backend đã có sẵn, chỉ cần cấu hình và tối ưu theo yêu cầu cá nhân của khách hàng. Còn nếu là code tay bằng ngôn ngữ lập trình thì cần phải tạo lập và kết nối với cơ sở dữ liệu một cách thủ công
Ngoài ra Backend còn cung cấp cho Website khả năng kết nối với các nền tảng khác qua API hay kết nối trực tiếp với Google Analytics, Google Search Console,…
Kiểm thử/Tester
Là công đoạn cuối cùng, đóng vai trò quan trọng không kém trong quy trình thiết kế Website. Công đoạn kiểm thử giúp kiểm tra khả năng hoạt động của toàn bộ Website xem đã tốt chưa, đúng với yêu cầu chưa, có phát sinh lỗi nào không. Từ đó sẽ thông báo cho các bộ phận liên quan để tiến hành sửa chữa. Tester đảm nhận trách nhiệm là đảm bảo những sản phẩm đến tay khách hàng đều là tốt nhất và chất lượng nhất.
Đòi hỏi ở những Tester là kiến thức lập trình, khả năng xây dựng các quy trình kiểm thử, kịch bản hoạt động thử nghiệm, công cụ kiểm thử hàng loạt,…..Kiến thức lập trình là để Tester hiểu được lỗi phát sinh ở đâu, trách nhiệm thuộc về ai trong quy trình thiết kế Website và có thể trao đổi được với lập trình viên để tìm giải pháp chứ không đòi hỏi phải viết code.
Bàn giao và đào tạo
Cuối cùng là bàn giao sản phẩm đã được kiểm thử và đạt được chất lượng theo đánh giá của Tester. Bàn giao và chạy thử cho khách hàng, nếu có yêu cầu thì đội ngũ cũng sẽ tiến hành đào tạo cho nhân viên của doanh nghiệp các thao tác để tương tác với hệ thống của Website và các kiến thức liên quan.
Như vậy là chúng ta đã điểm qua quy trình thiết kế Website, các bạn đã có cái nhìn tổng quan về các bước để tạo nên một Website chuyên nghiệp. Cùng với đó là những vị trí nghề nghiệp ứng với các công việc trong một quy trình cụ thể.
Tuy nhiên, như đã nói rằng quy trình thiết kế Website trên chỉ áp dụng cho những Website có quy mô lớn và được đầu tư nhiều tiền. Trên thực tế đa số các Website vừa và nhỏ còn lại không cần thiết phải đầy đủ các quy trình như trên.
Chẳng hạn như khi thiết kế Website bằng WordPress, bạn thậm chí chỉ cần chọn mẫu Website có sẵn và yêu cầu tùy chỉnh với mức giá vô cùng ưu đãi là có thể sở hữu một Website vô cùng chuyên nghiệp và đầy đủ các chức năng cơ bản. Hãy liên hệ với Tùng Phát để biết thêm chi tiết.