Khi gặp phải tình trạng website bị hack, quản trị viên cần nhanh chóng xử lý để tránh những hậu quả nặng nề xảy ra. Trong khi đó, các hacker thì luôn có cách để tấn công website nhằm sử dụng với nhiều mục đích xấu khác nhau. Trong bài viết này, Tùng Phát sẽ chia sẻ với bạn một số nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục việc web đã bị hack.
Nguyên nhân khiến website bị hack
Việc hacker tấn công có thể là do hacker muốn đánh cắp thông tin hoặc website bị đối thủ chơi xấu. Các hoạt động hack này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng này thường xuất phát từ những điều sau đây:
- Sử dụng tên đăng nhập và mật khẩu quá đơn giản khiến cho hacker có thể dễ dàng dò được.
- Sử dụng theme, plugin WordPress không rõ nguồn gốc.
- Không update theme, plugin WordPress thường xuyên.
- Không sử dụng các phần mềm diệt virus trên máy tính.
- Website còn tồn tại nhiều lỗ hổng bảo mật.
Dấu hiệu cho thấy website bị hack
Trên thực tế, bạn có thể dựa vào nhiều yếu tố khác nhau để xác định việc website của mình có đang bị hack hay không. Việc phát hiện ra web bị hack càng sớm thì sẽ giúp bạn xử lý vấn đề một cách triệt để hơn. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy website bị hack:
Thứ hạng hoặc traffic của trang web giảm đột ngột
Vào một ngày đẹp trời, bạn thấy website bị tụt hạng hoặc traffic đột ngột. Điều này có thể phản ánh việc trang web của bạn bị phạt sau khi Google cập nhật thuật toán, website đối thủ làm tốt hơn, content trùng lặp, lỗi thời hoặc web đã bị hack. Hacker khi xâm nhập được vào web sẽ chèn các đường link độc hại hoặc thay đổi những nội dung trên web khiến cho chất lượng website bị giảm. Khi đó, Google sẽ nhận định website có nội dung không hữu ích, độc hại và sẽ đánh giá thấp và web sẽ bị tụt hạng nhanh chóng.
Giao diện website thay đổi
Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy website đã bị hack là giao diện web bị thay đổi. Một số hacker sẽ hoạt động âm thầm bằng cách sửa đổi một số thông tin phần code của web để tránh việc bị phát hiện trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, có một số hacker lại vô cùng táo bạo. Sau khi tấn công trang web, hacker có thể ngay lập tức thay đổi giao diện website với mục đích thách thức hoặc bôi nhọ tổ chức.
URL bị điều hướng đến một web khác
URL bị điều hướng đến một web khác cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy website bị hack. Việc web của bạn nhiễm mã độc có thể khiến URL website bị điều hướng đến trang web khác hoặc trở thành trang con của một web khác. Lúc này, hacker có thể ăn cắp những thông tin cá nhân của khách hàng, dữ liệu có trên web để sử dụng với mục đích xấu.
Trang web có những tệp tin lạ
Nếu bạn phát hiện ra trong thư mục /wp-content/ và thư mục con xuất hiện những tệp tin lạ thì cần xóa ngay lập tức. Nguyên nhân là bởi điều này cho thấy website mà bạn đang quản lý đã bị hack. Tin tặc thường cài những tệp tin lạ vào web với mục đích phá hủy hệ thống. Ngoài ra, những tệp tin này cũng khiến cho lượng truy cập và theo dõi của web bị giảm một cách đột ngột.
Quản trị viên không thể truy cập vào trang quản trị
Nếu bạn đã thử đi thử lại nhiều lần mà vẫn không thể truy cập vào trang quản trị thì chứng tỏ website bị hack. Sau khi đã tấn công, hacker có thể đã thay đổi quyền quản lý, mật khẩu web và admin khiến cho bạn không đăng nhập được vào website.
Nhật ký hoạt động của máy chủ xuất hiện nhiều điểm bất thường
Trong khi hoạt động, máy chủ luôn ghi lại những thao tác và lượt truy cập vào web mỗi ngày. Do đó, nếu bạn phát hiện nhật ký hoạt động có các dấu hiệu bất thường như xuất hiện nhiều tài khoản người dùng, xuất hiện các liên kết độc hại,… thì chứng tỏ website bị hack mất rồi.
Lượng người truy cập tăng đột ngột
Có một chiêu được nhiều hacker dùng để phá web là tấn công DDOS. Với cách này, hacker sẽ truy cập vào máy của bạn từ rất nhiều thiết bị khiến cho lượng truy cập vào web rất lớn. Khi đó có thể dẫn đến web bị quá tải và bị sập. Vì vậy nếu thấy web chậm hoặc có quá nhiều lượt truy cập một cách bất thường thì có khả năng web của bạn đang bị hacker tấn công.
Không truy cập được vào web
Một số hacker sẽ phá web bằng cách đóng mọi hoạt động hoặc thay đổi URL. Nếu bạn truy cập vào web theo cách thông thường mà nhận lại thông báo web không tồn tại thì đây khả năng cao là do web đã bị tấn công.
Có những liên kết lạ xuất hiện
Gắn liên kết lạ vào web cũng là một cách để khiến Google đánh giá web kém. Vậy nên khi thấy những link lạ xuất hiện trong web thì có thể đây là những link do hacker gắn vào.
Có những thành viên lạ hoặc bị thay đổi quyền quản trị
Việc phân quyền, cho phép ai quyền quản trị chỉ có admin mới làm được. Nếu bạn không thêm một thành viên nào mà thấy trong web đột nhiên có những tài khoản lạ hoặc quyền quản trị bị thay đổi thì khả năng cao đây việc này do hacker làm để chiếm quyền quản lý web.
Cách khắc phục khi website bị hack
Sau khi nhận thấy website bị hack, bạn đừng quá lo lắng bởi vẫn có cách để xử lý. Những việc bạn cần làm gồm 3 phần là ngăn chặn việc tấn công, khắc phục sự cố và đề phòng những mối nguy có thể xảy ra. Chi tiết các công việc sẽ được nói rõ dưới đây.
Cách ly trang web
Đầu tiên, bạn cần xác định mức độ nguy hiểm đang gặp phải sau đó tiến hành cách ly trang web. Điều này sẽ giúp cho các tài liệu độc hại không thể đi đến máy trạm. Bên cạnh đó, việc cô lập trang web còn giúp ngăn chặn kết nối C&C từ mã độc và khai thác thông tin, từ đó sẽ giúp bạn tránh được những tổn thất nặng nề hơn.
Kích hoạt hệ thống dự phòng
Hệ thống dự phòng được hiểu cơ bản là nơi thực hiện việc sao lưu mọi thành phần hoặc hệ thống thông tin của web đến một khu vực an toàn khi xảy ra các vấn đề nguy hiểm. Khi nhận thấy web đang bị tấn công thì bạn cần nhanh chóng kích hoạt hệ thống này. Điều này sẽ giúp bảo vệ các dữ liệu quan trọng có trên web và làm cho hacker không thể tấn công vào các thông tin này trong khi bạn tìm kiếm và sửa lỗi web.
Khắc phục tạm thời những mối nguy hiểm
Nếu bạn có thể vào được web thì hãy ngay lập tức khắc phục tạm thời những mối nguy có thể xảy ra. Bạn hãy đổi mật khẩu, xóa các tài khoản lạ, thay đổi lại quyền quản trị và loại bỏ những tệp tin cũng như những tài khoản đăng nhập lạ ra khỏi web. Như vậy sẽ ngăn không cho hacker tiếp tục gây ảnh hưởng xấu lên web.
Rà soát và khắc phục các lỗi
Việc tiếp theo cần làm là rà soát các lỗi và xử lý. Bạn hãy dò từng tập tin cũng như nguồn database, cơ sở dữ liệu để tìm xem những vị trí nào đã bị phá và khắc phục. Riêng phần code nếu bạn không thể tự xử lý thì hãy liên hệ với coder của web.
Loại bỏ những phần mềm độc hại còn sót lại
Ngoài những thành phần đã bị phá trong web, còn một yếu tố bạn cần rà soát đó là những phần mềm độc hại có thể tiếp tục lan tỏa những mã độc, virus tấn công web. Nếu bạn không loại bỏ những phần mềm này thì hacker vẫn sẽ có thể tiếp tục hack được vào web sau khi bạn đã khắc phục xong.
Phân tích lỗ hổng và xử lý
Lỗ hổng web là một trong những cách mà hacker có thể tận dụng để tấn công web. Hiện nay, có một số phương pháp mà hacker thường hay sử dụng như tấn công từ backdoor, tấn công bằng cách dò mật khẩu, login từ IP lạ,… Bạn hãy xác định xem tin tặc đã dùng cách nào để hack web, từ đó phân tích lỗ hổng và tìm biện pháp xử lý phù hợp. Song song đó, bạn hãy nâng cấp hệ thống bảo mật của web lên mức cao hơn.
Bạn có thể phân tích xem file log và file shell để tìm ra được module mà hacker đã sử dụng để tấn công website. Trong trường này, bạn hãy nhờ các chuyên gia về code web uy tín để xác định vấn đề một cách chính xác nhất. Ngoài ra, bạn cũng thể sử dụng một số công cụ quét lỗ hổng bảo mật như Acunetix, Burp, Suite,… để kiểm tra và xử lý.
Xác định bản chất và nguồn gốc của cuộc tấn công
Khi đã thực hiện các biện pháp cách ly và giải quyết vấn đề. Việc tiếp theo là xác định bản chất và nguồn gốc của cuộc tấn công. Bạn có thể điều tra loại tấn công và phần mềm độc hại thông qua Search Console hoặc di chuyển đến mục Các vấn đề bảo mật trong công cụ quản trị website. Ngoài ra, nếu web của bạn hoạt động hợp pháp và đã có đăng ký với Bộ Công Thương thì hãy nhờ sự trợ giúp của cơ quan an ninh mạng.
Tăng cường thêm giải pháp bảo mật
Nếu website của bạn bị tấn công tức là mức độ bảo mật chưa được tốt. Đây là tín hiệu để bạn nâng cấp thêm các giải pháp bảo mật cho web. Bạn có thể thêm vào cách bước bảo mật nhiều lớp, sử dụng băng thông, phần mềm diệt virus, cài đặt SSL,…
Tiến hành làm sạch và bảo trì, nâng cấp web
Sau khi đã làm những điều trên, bạn hãy tiến hành làm sạch và bảo trì website. Bạn nên tìm hiểu mọi trách nhiệm về pháp lý, luật định kinh doanh trước khi bắt đầu làm sạch hoặc xóa bất kỳ tệp nào. Bạn hãy xóa các URL mà hacker đã thêm vào trước đó. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng công cụ Google’s Fetch trong Search Console để tiến hành làm sạch và bảo trì web.
Đưa web vào hoạt động trở lại và tiếp tục theo dõi
Sau khi đã khắc phục và đưa web lại hoạt động, bạn vẫn cần tiếp tục theo dõi web. Nếu bạn không theo dõi, hacker có thể tiếp tục tranh thủ thời gian này để thực hiện một cuộc tấn công khác và tất nhiên là sẽ nguy hiểm hơn. Bạn cần quan sát web để có thể khắc phục ngay khi có vấn đề xảy ra.
Trên đây là một số nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục tình trạng website bị hack. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích và giúp bạn bảo vệ được trang web của mình. Nếu bạn đang muốn tìm một dịch vụ quản trị website lên top hiệu quả mà đảm bảo an toàn không bị hacker tấn công, hãy liên hệ với công ty dịch vụ SEO Tùng Phát để được tư vấn chi tiết.