Nội dung
- 1 Website đã bị hack
- 2 Nội dung không liên quan hoặc bị lỗi thời
- 3 Do cập nhật thuật toán của Google
- 4 Trải nghiệm người dùng kém
- 5 Backlink bị hỏng hoặc chất lượng kém
- 6 Nội dung các bài viết bị trùng lặp
- 7 Máy chủ rơi vào tình trạng quá tải
- 8 Web không thân thiện với các thiết bị di động
- 9 Website của đối thủ cạnh tranh tốt hơn
- 10 Bị đối thủ chơi xấu
Website tụt hạng là tình trạng mà khá nhiều người làm SEO web gặp phải. Có nhiều nguyên nhân khiến tình trạng này xảy ra từ phía người làm SEO, từ các đối thủ cạnh tranh hay thậm chí là chính Google. Tùng Phát sẽ giúp bạn tìm hiểu những nguyên nhân có thể khiến cho website bị tụt hạng và kèm theo đó là cách khắc phục với những thông tin dưới đây.
Website đã bị hack
Một trong những nguyên nhân tiêu biểu gây ra tình trạng website tụt hạng đó là web đã bị hack. Điều này sẽ mang đến những rủi ro lớn cho website của bạn. Hacker có thể ăn cắp hoặc đánh tráo dữ liệu trên web. Bên cạnh đó, hacker có thể chuyển hướng người dùng truy cập vào những trang web độc hại, từ đó khiến website của bạn bị phạt theo các quy tắc của Google.
Khi phát hiện trang web đang bị tấn công, bạn cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục website bị hack và tìm nguồn gốc của hacker và loại bỏ tận gốc. Hơn nữa, bạn cần sử dụng các công cụ xóa tạm thời của Google Search Console để xóa các URL bị spam. Và quan trọng nhất để tránh cho website bị hack là bạn phải luôn đảm bảo thông tin website của mình không được bảo mật một cách tốt nhất.
Nội dung không liên quan hoặc bị lỗi thời
Nội dung không liên quan hoặc bị lỗi thời là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến website tụt hạng. Nội dung kém thu hút sẽ nhận được sự đánh giá thấp của Google và khiến lượng truy cập giảm. Vì vậy, bạn cần không ngừng đổi mới nội dung để mang lại những giá trị mới cho người dùng.
Việc mà ai cũng cần làm là thường xuyên tạo ra những bài viết mới trên web. Nhưng bên cạnh đó, bạn cũng cần cập nhật thông tin cho những bài viết cũ. Không chỉ là nội dung thông tin, bạn còn cần trau chuốt cả những yếu tố như hình ảnh, video để thu hút người đọc hơn.
Do cập nhật thuật toán của Google
Google luôn không ngừng đổi mới và cải tiến các thuật toán tìm kiếm hàng trăm lần mỗi năm. Việc cập nhật thuật toán mới của Google có thể khiến cho thứ hạng website tăng vọt một cách bất ngờ hoặc bị tụt lùi nhanh chóng.
Để giúp tránh tình trạng website tụt hạng sau mỗi lần Google cập nhật thuật toán, bạn cần xây dựng một chiến lược dài hạn xây dựng web theo đúng quy tắc của Google. Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng nội dung trên web thật chất lượng và luôn cập nhật những tin tức mới nhất về quy tắc SEO. Điều này sẽ giúp web của bạn thích nghi tốt hơn với các thay đổi thuật toán Google.
Trải nghiệm người dùng kém
Nếu website mang đến cho người dùng trải nghiệm không tốt như không thể điều hướng được thì cũng sẽ bị tụt hạng. Nguyên nhân là bởi Google sẽ ưu tiên những trang web mà người dùng thường xuyên tìm đến và ở lại lâu. Do đó, hãy đảm bảo rằng web của bạn được thiết kế một cách chỉn chu và có đầy đủ các thông tin liên quan đến những sản phẩm đang cung cấp để người dùng có thể nắm bắt được mọi thứ. Những việc này sẽ giúp tăng trải nghiệm người dùng và giúp Google đánh giá web của bạn cao hơn.
Backlink bị hỏng hoặc chất lượng kém
Để giúp website lên top tìm kiếm của Google cũng như kéo được lượng truy cập lớn thì việc xây dựng liên kết đóng vai trò vô cùng quan trọng. Không chỉ là nguồn gốc mà tần số sử dụng backlink cũng là yếu tố khiến Google cân nhắc về thứ hạng website.
Bạn cần lưu ý lựa chọn những nguồn backlink uy tín, sạch và nhiều người sử dụng đối với ngoại link. Đối với nội link, hãy liên kết những bài viết có thông tin liên quan và đã lên top để tạo thành hệ thống link mạnh. Ngoài ra, bạn cũng không nên đi link quá nhiều vì như vậy Google có thể nghĩ là bạn đang spam link và sẽ hạ thứ hạng xuống.
Nội dung các bài viết bị trùng lặp
Nội dung các bài viết đăng lên web bị trùng lặp nhiều cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho website tụt hạng. Các bài viết như vậy sẽ không được Google đánh giá cao. Bên cạnh đó, Google cũng đã có thông báo rằng sẽ không tiêu tốn nguồn tài nguyên vào những nội dung như vậy.
Ngoài ra, với những bài viết có nội dung trùng lặp nhiều, người dùng sẽ không ở lại lâu và nhanh chóng thoát ra bởi có thể họ đã đọc được nội dung này từ một trang web khác. Hành động này của người dùng có thể khiến website bị phạt bởi các thuật toán, từ đó bị tụt thứ hạng tìm kiếm.
Để hạn chế tình trạng website tụt hạng do nguyên nhân này, trước khi đăng bài, bạn hãy sử dụng các công cụ kiểm tra trùng lặp để quét bài. Với các phần bị trùng lặp, bạn hãy tiến hành sửa đổi lại nội dung.
Máy chủ rơi vào tình trạng quá tải
Khi trang web có lượng truy cập tăng đột ngột sẽ khiến cho máy chủ bị quá tải và có thể bị sập nguồn. Việc này sẽ làm cho trang web thường xuyên xảy ra lỗi, từ đó sẽ bị phạt theo một số nguyên tắc của Google và tụt hạng.
Để khắc phục vấn đề này, bạn cần thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động và dung lượng của máy chủ để nâng cấp khi cần thiết. Ngoài ra, nếu web của bạn có những chương trình khuyến mại lớn khiến lượng truy cập tăng nhanh thì hãy đảm bảo rằng máy chủ có thể giải quyết được lượng dữ liệu khổng lồ đó.
Web không thân thiện với các thiết bị di động
Theo một số báo cáo đã chỉ ra rằng có hơn 50% lưu lượng truy cập web đến từ các thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng. Do đó, Google ngày càng ưu tiên những web thân thiện với các thiết bị di động.
Tuy nhiên, điều này không khẳng định rằng trên lượng truy cập trên nền tảng máy tính sẽ bị ngó lơ. Điều quan trọng là bạn cần cân đối hài hòa giữa hai nền tảng để giúp web tăng hạng trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Do vậy, nếu website của bạn chưa có phiên bản dành cho các thiết bị di động thì hãy nhanh chóng thiết lập nhé.
Website của đối thủ cạnh tranh tốt hơn
Website tụt hạng không chỉ do các yếu tố bên trong mà còn do các tác động bên ngoài. Một trong số đó là website của đối thủ cạnh tranh đang ngày càng tốt hơn và không ngừng thay đổi các chiến lược SEO. Điều này sẽ khiến cho web của bạn có thể bị đá khỏi top đầu một cách nhanh chóng và thậm chí có thể rơi vào thể Google Dance.
Chính vì vậy, không chỉ thay đổi bên trong, bạn còn cần thường xuyên theo dõi thứ hạng web của đối thủ cạnh tranh để xây dựng kế hoạch phù hợp cho website của mình. Bạn có thể sử dụng các phần mềm chuyên dụng để phân tích trang web của đối thủ cạnh tranh. Các công cụ này sẽ giúp bạn hiểu được web của đối thủ hơn ở phần nào, về kỹ thuật hay về hồ sơ backlink để từ đó đưa ra giải pháp tối ưu nhất giúp web tăng hạng.
Bị đối thủ chơi xấu
Một số doanh nghiệp ngoài việc xây dựng thương hiệu trên web còn dùng cách đi phá web của đối thủ. Họ có thể đi link các trang web xấu về web của bạn, có thể vào đánh giá một sao, bình luận phản cảm,… Những yếu tố này cũng sẽ khiến cho Google hạ thứ hạng web của bạn xuống.
Cách tốt nhất để xử lý là bạn phải thường xuyên giám sát website của mình để kiểm tra có bị chơi xấu hay không. Nếu bị gắn link xấu, bạn phải chặn link ngay. Nếu bị các bình luận, đánh giá kém, bạn cần phải kêu gọi người đánh giá tốt để kéo lại. Tùy vào cách đối thủ bạn làm thế nào mà cách đối phó cũng sẽ khác nhau.
Bài viết trên đây là một số nguyên nhân khiến website tụt hạng và cách khắc phục kèm theo. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ hữu ích và giúp bạn tìm ra được cách cải thiện thứ hạng trang web của mình trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc quản lý để website lên top, hãy liên hệ để sử dụng dịch vụ quản trị website của Tùng Phát nhé!