Brand Awareness Là Gì Và 5 Bước Xây Dựng Hiệu Quả

Brand awareness là gì được hiểu như một thuật ngữ trong lĩnh vực kinh doanh. Thuật ngữ này khi được dịch ra nghĩa tiếng Việt sẽ là mức độ nhận diện thương hiệu. Vậy vai trò của Brand awareness ra sao và có những phân loại nào? Cùng tungphat.com tìm hiểu ngay trong nội dung bên dưới đây nhé.

Sơ lược về Brand awareness là gì?

Brand awareness là gì có lẽ không còn xa lạ với dân kinh doanh. Tuy nhiên, thuật ngữ này có vẻ còn mới mẻ đối với người mới bắt đầu bước chân vào con đường kinh doanh. Vì vậy, trước khi bàn sâu hơn thì chúng ta sẽ sơ lược một số thông tin về Brand awareness là gì.

Khái niệm

Brand awareness hay còn gọi là mức độ nhận diện thương hiệu theo nghĩa tiếng Việt. Khái niệm Brand awareness là gì có thể hiểu như một khả năng ghi nhớ hay độ quen thuộc và khả năng của khách hàng đối với thương hiệu. Thông thường, các thương hiệu có mức độ nhận biết cao sẽ được gọi là xu hướng hoặc đáng chú ý hay sự phổ biến. Qua đó, việc kinh doanh của thương hiệu sẽ phát triển nhanh chóng và thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Khái niệm và vai trò của Brand awareness là gì?
Khái niệm và vai trò của Brand awareness là gì?

Xem thêm >>> Tìm hiểu về booking báo chí và các hình thức quảng cáo trên báo chí tại Việt Nam

Vai trò của brand awareness là gì?

Để thúc đẩy mức độ nhận diện hiệu quả thì bạn cần biết Brand awareness là gì để có chiến lược xây dựng tối ưu. Trên thực tế, độ nhận diện chính là bước ngoặt đầu tiên khi tiếp thị sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu. Đồng thời, Brand awareness cũng chính là yếu tố mang tính quyết định tới việc khách hàng của bạn là ai.

Có thể nói, nhận thức thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong kinh doanh đặc biệt là những thương hiệu vừa ra mắt. Bởi độ nhận diện là một thước đo sự tiếp cận của thương hiệu với khách hàng. Nói một cách đơn giản, khách hàng có biết đến thương hiệu của bạn hay không sẽ phụ thuộc vào mức độ nhận diện. Nếu xây dựng Brand awareness hiệu quả thì sẽ thúc đẩy được khách hàng chọn sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu bạn.

Các phân loại brand awareness là gì?

Hiện nay có 3 phân loại brand awareness là Brand recognition, Brand recall và Top of mind. Tùy vào từng phân loại mà sẽ có đặc trưng riêng cũng như mức độ nhận biết khác nhau. Cụ thể thì:

  • Phân loại 1: Brand recognition

Đây là bước đầu tiên trong quá trình xây dựng nhận diện thương hiệu cho khách hàng. Nói một cách đơn giản thì Brand recognition là bước để doanh nghiệp chứng minh sự tồn tại của mình. Có thể giai đoạn này khách hàng vẫn chưa sẵn sàng mua sản phẩm/ dịch vụ của bạn nhưng họ vẫn nhận biết được một số thông tin về thương hiệu.

3 phân loại brand awareness
3 phân loại brand awareness
  • Phân loại 2: Brand recall 

Brand recall được hiểu là cách mà doanh nghiệp gợi nhớ về thương hiệu của mình cho khách hàng. Nếu bạn đã xây dựng Brand recognition thành công thì lúc này chỉ cần khơi gợi để khách hàng nhớ đến thương hiệu. Do đó bạn cần có chiến dịch quảng cáo rầm rộ hơn để thương hiệu xuất hiện nhiều hơn trong tầm nhìn của khách hàng. Qua đó, họ sẽ nhận diện rõ hơn và có ấn tượng mạnh mẽ hơn về thương hiệu.

  • Phân loại 2: Top of mind

Nếu brand recognition là để khách hàng biết, brand recall là để khách hàng nhớ thì top of mind sẽ là bước thúc đẩy khách hàng chọn bạn. Trên thực tế, khách hàng có xu hướng chọn lựa những thương hiệu mà mình quen thuộc và biết nhiều thông tin hơn. Đồng thời, họ cũng có xu hướng chọn lựa trong 1 trong 3 thương hiệu đứng đầu. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chiến lược để trở thành 1 trong các lựa chọn của khách hàng.

Cách đo lường brand awareness chi tiết

Cách đo lường brand awareness là gì hay làm thế nào để đo được mức độ nhận biết thương hiệu? Trên thực tế, việc đo lường brand awareness sẽ giúp doanh nghiệp biết được các chiến lược xây dựng độ nhận biết thương hiệu có hiệu quả hay không. Đồng thời cũng giúp doanh nghiệp có số liệu thể đánh giá hiệu quả và triển khai chiến lược tối ưu hơn. Việc đo lường này sẽ dựa trên nhiều yếu tố như sau:

Cách đo lường brand awareness 
Cách đo lường brand awareness

Quantitative Brand Awareness Measures (Chỉ số định lượng)

  • Direct traffic (Lưu lượng truy cập trực tiếp)
  • Site traffic numbers (Lưu lượng truy cập website)
  • Social engagement (Tương tác của khách hàng)

Qualitative Brand Awareness Measures (Thước đo theo định tính)

  • Kết quả tìm kiếm (Google)
  • Nội dung bàn luận, đánh giá (mạng xã hội)
  • Khảo sát thông tin (nhận thức thương hiệu)

5 bước quan trọng khi xây dựng brand awareness là gì?

Để brand awareness thành công thì cần có phương pháp xây dựng hiệu quả. Cụ thể thì có 5 bước xây dựng brand awareness được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất hiện nay. Chi tiết các bước gồm có:

Bước 1: Khoanh vùng đối tượng khách hàng mục tiêu

Bất cứ một chiến dịch nào cũng cần có mục tiêu cụ thể và khi xây dựng brand awareness cũng thế. Bởi việc xác định được đối tượng tiếp cận sẽ giúp doanh nghiệp tùy chỉnh nhận thức về thương hiệu và có chiến lược thu hút khách hàng hiệu quả hơn. Một số yếu tố bạn nên khoanh vùng để xác định đối tượng là: chức danh công việc, lĩnh vực hoạt động, thu nhập khả dụng, mức lương, độ tuổi và giới tính.

Bước 2: Ngân sách tối đa có thể chi

Ngân sách ảnh hưởng rất nhiều đến chiến lược brand awareness của doanh nghiệp. Vậy nên, bạn cần tính toán ngân sách tối đa có thể chi để lên phương án chiến lược hiệu quả. Cũng như đảm bảo chiến lược thành công mà không bị vấn đề thiếu hụt ngân sách khiến chiến lược tạm hoãn hay không đạt được hiệu quả cao.

Bước 3: Lên chiến lược tiếp cận nhóm đối tượng mục tiêu

Sau khi khoanh vùng được nhóm đối tượng mục tiêu thì bạn cần để chiến dịch của bạn tiếp cận được họ. Thông thường, cách tiếp cận tốt nhất là qua phương tiện truyền thông. Ví dụ bạn sẽ đặt quảng cáo ở những nơi mà nhóm khách hàng mục tiêu có thể dễ dàng nhìn thấy như báo điện tử, Facebook, LinkedIn, Instagram,…

Bên cạnh đó, những group, diễn đàn mà nhóm đối tượng trên quan tâm nhiều thì bạn cũng nên tham gia vào đó. Bằng cách này, bạn sẽ dễ dàng thu hút được sự quan tâm và giúp các đối tượng mục tiêu biết đến thương hiệu của bạn nhiều hơn.

5 bước quan trọng khi xây dựng brand awareness là gì?
5 bước quan trọng khi xây dựng brand awareness là gì?

Bước 4: Thúc đẩy quảng bá trên diện rộng

Khi chiến dịch brand awareness đã bước vào giai đoạn sẵn sàng thì cần tính toán đến phương án quảng bá. Giai đoạn này cũng là lúc mà bạn cần quảng bá trên diện rộng để nâng cao nhận thức về thương hiệu cho khách hàng. Bạn có thể thực hiện việc thúc đẩy bằng các kênh truyền thông hay mạng xã hội. Nếu ngân sách nhiều thì có thể nghĩ đến phương án quảng cáo ngoài trời như roadshow, màn hình led, billboard hoặc thuê người nổi tiếng làm đại diện.

Xem thêm >>> Top 3 Hình Thức Quảng Cáo Trên Báo Nhân Dân Điện Tử Hiệu Quả

Bước 5: Đo lường kết quả đạt được sau chiến dịch

Đo lường kết quả đạt được là một việc vô cùng quan trọng sau mỗi chiến dịch mà doanh nghiệp thực hiện. Bởi vì thông qua số liệu đo lường, doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ hiệu quả của các chiến lược đã triển khai. Dù chiến lược thành công hay thất bại thì cũng là những kinh nghiệm để doanh nghiệp phát triển các phương án về sau tốt hơn.

Bên cạnh đó, việc đo lường cũng giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội để nâng cao vị thế thương hiệu trên thị trường. Đồng thời, cũng giúp doanh nghiệp kịp thời đưa ra phương án xử lý nếu chiến dịch không đạt hiệu quả như mong đợi.

Brand awareness là gì được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là mức độ nhận diện thương hiệu của khách hàng. Đây là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng và phát triển thương hiệu. Truy cập vào website tungphat.com để tìm hiểu thêm các yếu tố quan trong trọng khi xây dựng brand nhé.

5/5 - (3 bình chọn)
Tùng Bùi - CEO Tùng Phát

Tùng Bùi SEO tôi là CEO & Founder Công ty SEO Tùng Phát. Với hơn + 10 năm kinh nghiệm làm SEO thực chiến ( Seo từ khóa website, Thiết Kế Website).
Tôi sẽ mang đến cho Anh/Chị – Giải pháp tiếp cận khách hàng hiệu quả cao thông qua các chiến lược tối ưu Seo tổng thể, seo từ khóa website lên top Google.
Nến bạn cần tư vấn chiến lược seo hãy ib qua zalo Mr. Tùng: 0902.313.677.
Xem thêm về Chuyên gia SEO: Tùng Bùi tại đây:https://tungphat.com/tung-bui

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *