Nội dung
Giá trị thương hiệu là gì được xem như một phần quan trọng của doanh nghiệp. Giá trị thương hiệu càng lớn thì nguồn lợi kinh tế mà thương hiệu đó mang lại cho doanh nghiệp sẽ càng lớn. Vậy đâu là yếu tố cốt lõi của một giá trị brand và làm cách nào để nâng cao giá trị? Bài viết dưới đây, tungphat.com sẽ chia sẻ với các bạn về vấn đề này.
Định nghĩa giá trị thương hiệu là gì?
Định nghĩa giá trị thương hiệu là gì? Giá trị thương hiệu hay còn được gọi là Brand Value và được định nghĩa là giá trị tài chính của thương hiệu. Giá trị này sẽ được xác định bằng cách định giá thương hiệu đó theo giá thị trường. Ví dụ, giá trị thương hiệu Apple hiện nay đạt 355,1 tỷ USD, thương hiệu có giá trị nhất trên toàn cầu.
Như vậy, định nghĩa giá trị thương hiệu được xem như một thước đo độ thành công của brand. Giá trị càng cao thì càng chứng tỏ thương hiệu ngày càng phát triển lớn mạnh hơn. Khi xác định được giá trị sẽ giúp doanh nghiệp nhận định được vị thế cạnh tranh và có chiến lược phát triển đúng đắn nhất. Đồng thời, phục vụ cho các mục đích kinh tế khác như nhượng quyền thương hiệu, mua bán thương hiệu hay định giá cổ phiếu,…
Các phương pháp xác định giá trị thương hiệu là gì?
Nhìn chung, giá trị thương hiệu sẽ được xác định dựa trên 2 yếu tố là Cost -Based Brand Valuation và Market value. Trong đó, Cost -Based Brand Valuation trong tiếng Việt có nghĩa là chi phí xây dựng còn Market value được dịch nghĩa là giá trị thị trường. Vậy cách để tính toán 2 yếu tố này khi xác định giá trị thương hiệu là gì?
Phương pháp 1: Cost – Based Brand Valuation
Cost – Based Brand Valuation hay chi phí xây dựng là một trong 2 yếu tố cốt lõi cần tính toán khi xác định giá trị thương hiệu. Hiểu đơn giản thì đây là tổng khoản chi phí phát sinh để xây dựng thương hiệu tính tới thời điểm xác định giá trị brand. Tương tự như việc bạn đã bỏ ra 100 triệu để xây 1 căn nhà thì 100 triệu này chính là tổng chi phí để xây dựng căn nhà.
Thông thường sẽ có các loại chi phí xây dựng thương hiệu như: Cấp phép và đăng ký, quảng cáo, chi phí khuyến mãi, các khoản đầu tư vật chất, thuế,… Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng cho những thương hiệu mới ra mắt hoặc đang trong quá trình tái phát triển. Bởi những thương hiệu đã hoạt động thời gian lâu thì các chi phí xây dựng sẽ rất khó để tính toán chuẩn xác.
Xem thêm >>> Tìm hiểu về booking báo chí và các hình thức quảng cáo trên báo chí tại Việt Nam
Phương pháp 2: Market value
Market value hay giá trị thị trường được hiểu là giá trị hiện tại của thương hiệu theo giá thị trường. Tóm gọn lại thì giá trị thị trường là sự so sánh giữa các thương hiệu với nhau tại một thời điểm nhất định. Có nhiều tiêu chí để so sánh như giá bán một sản phẩm, các giao dịch của thương hiệu, đơn hàng, vị thế trên thị trường,….
Phương pháp định giá trên sẽ cần rất nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu và phân tích chuyên sâu về những khoản chi phí hay giá trị của thương hiệu. Sau khi có số liệu phân tích thì lại tiếp tục mang đi so sánh với các thương hiệu cùng ngành trên thị trường. Rồi dùng những số liệu so sánh được để dự đoán và ước tính giá trị của thương hiệu.
Phương pháp nâng cao giá trị thương hiệu là gì?
Mỗi loại hình thương hiệu sẽ có những định hướng phát triển và xây dựng giá trị khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì có những pháp pháp nâng cao giá trị brand như sau:
Phương pháp 1: Xây dựng sự uy tín
Phương pháp này sẽ bắt đầu từ việc đưa ra lời hứa thương hiệu và phát triển dựa trên lời hứa này. Để thực hiện hiệu quả thì trước tiên là cần xem xét và lời hứa thương hiệu kỹ càng cũng như cân nhắc mẫu logo của công ty đã tối ưu hay chưa. Tiếp theo là liệt kê các yếu tố mà nhóm khách hàng mục tiêu của bạn đánh giá cao.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần quan tâm nhiều hơn tới cảm xúc của khách hàng. Mục đích là để lựa chọn thông điệp phù hợp nhằm tạo ấn tượng và thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Phương pháp 2: Nhân cách hóa thương hiệu
Đây là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và nâng cao giá trị thương hiệu. Bởi việc nhân cách hóa thương hiệu sẽ giúp khơi gợi được sự hứng thú cho khách hàng. Giữa hàng loạt thương hiệu đang cạnh tranh trên thị trường thì bạn cũng sẽ có lợi thế hơn nếu có chiến lược nhân cách hóa brand hiệu quả.
Phương pháp 3: Tạo sự khác biệt với đối thủ
Khác biệt hóa thương hiệu so với đối thủ cũng là một phương pháp nâng cao giá trị hiệu quả. Phương pháp này cũng là phương pháp được nhiều thương hiệu áp dụng nhất hiện nay. Sự khác biệt hóa so với các đối thủ sẽ giúp cho thương hiệu tìm được vị trí vững chắc trên thị trường. Qua đó, tạo được sự uy tín cho khách hàng và dễ dàng chinh phục được họ hơn.
Phương pháp 4: Chú trọng trải nghiệm khách hàng
Trên thực tế, những thương hiệu càng lớn càng cao cấp thì càng chú trọng vào trải nghiệm khách hàng. Bởi vì trải nghiệm khách hàng là yếu tố giữ chân họ và phát triển thêm khách hàng mới. Do đó, doanh nghiệp cần chủ động xây dựng tầm nhìn về trải nghiệm khách hàng một cách rõ ràng.
Xem thêm >>> Bài Viết Pr Là Gì? Top 3 Công Thức Viết Bài Cực Hiệu Quả
Phương pháp 5: Cân bằng giá trị giữa kỳ vọng và thực tế
Rõ ràng, chúng ta sẽ cảm thấy bị lừa nếu mua phải mốn món hàng đắt tiền nhưng không mang tới lợi ích gì. Do đó, việc cân bằng giá trị giữa kỳ vọng và thực tế là điều vô cùng cần thiết. Cụ thể thì thước đo về sự kỳ vọng và hài lòng của người tiêu dùng như sau:
- Giá trị mong đợi < Giá trị hài lòng: Khách hàng sẽ có ấn tượng tích cực về sản phẩm/ dịch vụ
- Giá trị mong đợi = Giá trị hài lòng: Khách hàng sẽ không có ấn tượng gì về sản phẩm/ dịch vụ
- Giá trị mong đợi > Giá trị hài lòng: Khách hàng có ấn tượng tiêu cực về sản phẩm/ dịch vụ
Giá trị thương hiệu là gì được hiểu là giá trị về mặt tài chính của thương hiệu tính tới thời điểm xác định. Việc xác định giá trị brand sẽ góp phần thúc đẩy các chiến lược phát triển hiệu quả. Đồng thời, giúp định giá cho việc mua bán, chuyển nhượng hoặc định giá cổ phiếu. Truy cập vào website tungphat.com để tham khảo thêm các chiến lược phát triển thương hiệu tối ưu nhé.
Tùng Bùi SEO tôi là CEO & Founder Công ty SEO Tùng Phát. Với hơn + 10 năm kinh nghiệm làm SEO thực chiến ( Seo từ khóa website, Thiết Kế Website).
Tôi sẽ mang đến cho Anh/Chị – Giải pháp tiếp cận khách hàng hiệu quả cao thông qua các chiến lược tối ưu Seo tổng thể, seo từ khóa website lên top Google.
Nến bạn cần tư vấn chiến lược seo hãy ib qua zalo Mr. Tùng: 0902.313.677.
Xem thêm về Chuyên gia SEO: Tùng Bùi tại đây:https://tungphat.com/tung-bui