WEBSITE LÀ GÌ? TẠI SAO CẦN PHẢI TẠO WEBSITE? CÁCH TẠO WEBSITE

website là gì

Website hiện nay cũng không còn xa lạ bởi sự phát triển của Internet hiện nay. Mỗi doanh nghiệp hiện nay đều sở hữu cho mình website riêng.Nhưng nhiều người vẫn chưa biết website là gì và tại sao website lại quan trọng đối với người làm kinh doanh. Hôm nay Giải pháp Công nghệ Tùng Phát sẽ giải thích rõ ràng cho bạn về khái niệm cũng như tầm quan trọng của website.

Website là gì?

website là gì
website là gì

Website là gì?

Website là một trang thông tin được đưa lên Internet với mục đích là giới thiệu, cung cấp những thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm cũng như tin tức, hoạt động của doanh nghiệp. Mục đích là để quảng bá doanh nghiệp và phát triển kinh doanh.

Thông thường website được chia thành 4 hình thức chủ yếu theo đối tượng: website cho doanh nghiệpwebsite cho cá nhânwebsite của chính phủ và website của các tổ chức phi lợi nhuận. Căn cứ theo mục đích khác nhau mà mỗi trang web sẽ có những đặc điểm khác nhau.

Dịch vụ thiết kế website chuẩn SEO giá rẻ của Tùng Phát

hotline công ty Tùng Phát
hotline công ty Tùng Phát

Giảm đến 100% chi phí làm Web khi sử dụng dịch vụ SEO

Giảm đến 50% chi phí thiết kế web – Giảm đến 100% chi phí Hosting + Domain

Gọi ngay để được hưởng những ưu đãi hấp dẫn trong tháng này

Cấu tạo và hoạt động của website

Một website gồm nhiều webpage (trang con). Đó là các tập tin dạng html hoặc xhtml, được lưu trữ trên một máy tính (được gọi là máy chủ) được kết nối Internet. Thông tin có nhiều dạng như văn bản, hình ảnh, video, âm thanh,…

Các máy tính khác sẽ sử dụng trình duyệt web (ví dụ như ChromeFirefoxCốc cốcSafariInternet ExplorerEdge,…) thông qua đường truyền Internet để đọc các tập tin trên máy chủ để hiển thị lên màn hình cho bạn có thể đọc được.

Một website cần có các thành phần chính:

1. Web hosting (nơi lưu trữ website): là một máy tính dùng để lưu trữ mã nguồn.

Xem thêm: Web hosting là gì?

2. Source code (mã nguồn): là các đoạn mã máy tính do các lập trình viên tạo nên. Máy tính sẽ đọc những đoạn mã này và hiển thị lên màn hình thành một trang web cho người dùng đọc.

3. Domain (tên miền): là địa chỉ của website để các máy tính ở nơi khác trỏ tới đúng trang mà người dùng cần. Tên miền cũng giống như địa chỉ nhà, dựa vào đó người khác mới có thể tìm tới đúng nhà bạn được. Ví dụ: google.com, tungphat.comtungphatcomputer.com,…

Xem thêm: Domain là gì?

Và tất nhiên cần phải có kết nối Internet thì người dùng toàn cầu mới có thể vào website của bạn. Nếu không có Internet, thì bạn chỉ có thể truy cập được website trên máy tính nội bộ của mình.

Các loại website

Theo cấu trúc và cách hoạt động website

Website tĩnh: chủ yếu sử dụng ngôn ngữ HTML (và CSS, Javascript đơn giản,…). Nội dung trên đây thường ít khi được chỉnh sửa sau khi đăng, và thường không có tương tác của người dùng. Do những hạn chế này nên website tĩnh rất ít khi được sử dụng.

Website động: ngoài HTML, CSS hay Javascript thì còn dùng thêm một ngôn ngữ lập trình khác như ASP.NET hay PHP… và có một cơ sở dữ liệu ví dụ như SQL ServerMySQL. Web có thể được cập nhật thường xuyên và dễ dàng thay đổi, có thể tương tác với người dùng. Hiện nay đa số đều dùng website động.

Theo mục đích của website

Khi muốn tạo website thì thường bạn sẽ có mục đích trong đầu. Và công ty thiết kế web sẽ dựa vào đó để tư vấn và thiết kế giao diện phù hợp.

  • Website giới thiệu doanh nghiệp: chứa các thông tin thiết yếu về doanh nghiệp, ví dụ như lịch sử công ty, thành tựu, giải thưởng, các sản phẩm, các dịch vụ, thông tin liên hệ,…
  • Website giới thiệu cá nhân: Chứa các thông tin để giới thiệu về một người nào đó, giống như một bản sơ yếu lý lịch, mục đích là để quảng bá thương hiệu cá nhân.
  • Website bán hàng: mục đích chính là để bán hàng, giới thiệu, chào hàng và tương tác với khách…
  • Website có chức năng phức tạp hơn: trang thương mại điện tử, diễn đàn, mạng xã hội, web game, 

Theo lĩnh vực cụ thể

Cách phân loại này dùng để phục vụ cho các doanh nghiệp có nhu cầu thiết kế website. Do đó họ thường hay tìm kiếm những loại website theo lĩnh vực cụ thể:

  • Website tin tức
  • Website bán hàng,…
  • Web về du lịch, bán vé máy bay…
  • Website kiến trúc, nội thất, xây dựng…
  • Website khách sạn, nhà hàng…
  • Web giáo dục, đào tạo,…

Xem thêm: [Free] Top 11 Template Website Bán Hàng Miễn Phí 100%

Theo công nghệ

website-wordpress
website-wordpress

WordPress là một nền tảng mở giúp bạn dễ dàng tạo một website cho riêng mình

Tiêu chí này thường dựa trên source code. Có website dùng source code đóng (tức là tự code riêng). Có những website dùng nền tảng mở (ví dụ như WordPressWix,…) để tự tạo website cho riêng mình.

Xem thêm: Thiết kế website WordPress giá rẻ

Cách này thường áp dụng đối với người dùng không biết về lập trình. Thế nhưng nếu bạn có nhu cầu mở rộng website thì nên áp dụng những công nghệ khác để đem lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

Tại sao cần phải tạo website?

xây dựng thương hiệu website
xây dựng thương hiệu website

Website còn là nơi tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng

Nếu như văn phòng thực tế là nơi để thực hiện giao dịch của doanh nghiệp và qua đó thể hiện bộ mặt của doanh nghiệp, thì website cũng được coi như là văn phòng thứ hai của doanh nghiệp trên Internet. Thông qua website, khách hàng có thể cập nhật được những thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm – dịch vụ. Nếu website của bạn độc đáo thì sẽ tạo ấn tượng với khách hàng lâu dài.

Website giúp khẳng định thương hiệu và là công cụ để bạn cạnh tranh với đối thủ. Khi khách hàng có nhu cầu tìm kiếm sản phẩm hay dịch vụ, họ thường tìm kiếm trên Internet. Lúc này, nếu website của bạn hiện ra đầu tiên thì sẽ thu hút được khách hàng ngay từ đầu.

Website là nơi cung cấp nhiều thông tin hữu ích. Mọi thông tin mà bạn muốn truyền tải đến khách hàng đều có thể đưa lên trang web, ví dụ như thông tin về doanh nghiệp, dịch vụ, sản phẩm, chương trình khuyến mãi, tin tức, chia sẻ bí quyết.

Không chỉ để bán hàng, website còn là kênh để giao tiếp và chăm sóc khách hàng 24/24. Một trong những ưu điểm nổi trội đó là sự cho phép tương tác từ 2 phía giữa khách hàng và doanh nghiệp. Bạn có thể tận dụng để thực hiện các cuộc khảo sát để thu thập ý kiến của khách hàng và cũng để hiểu nhu cầu của họ hơn. Từ đó bạn đã có thể điều chỉnh doanh nghiệp sao cho phù hợp với thị trường và nhu cầu khách hàng.

Hơn cả việc cung cấp thông tin và bán hàng, website còn là kênh quan trọng để doanh nghiệp thực hiện các chiến lược Marketing của mình. Với sự phát triển không ngừng của Internet, Digital Marketing đã trở thành một công cụ đắc lực bên cạnh các kênh truyền thống. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần có ngay cho mình một trang web để không bị thua thiệt trên trường kinh doanh.

Tại sao cần phải bảo mật website?

bảo mật website
bảo mật website

Website khi bị tấn công chèn mã độc

Theo thống kê của các công ty an ninh mạng, trung bình có hơn 30.000 website bị tấn công mỗi ngày. Cứ 5 người lại có 1 người bị tấn công trang web. Nếu website của bạn không có bảo mật thì sẽ dễ dàng trở thành đích nhắm của các hacker. Trường hợp xấu nhất bạn sẽ mất luôn website. Vì thế vấn đề bảo mật là rất quan trọng. Các thiệt hại có thể kể đến như:

Làm mất thứ hạng trên Google Tìm Kiếm

Nếu website bị chèn virus hay phần mềm độc hại, Google phát hiện được và sẽ đưa trang của bạn vào danh sách đen. Việc này làm người dùng không thể tìm thấy bạn trên Google, ảnh hưởng đến việc marketing của bạn.

Xem thêm: Kiểm Tra Thứ Hạng Từ Khóa Seo Bằng 4 Website Miễn Phí

Gián đoạn hoạt động của website

Website của bạn không thể truy cập được làm khách hàng bỏ sang một trang web khác và bạn sẽ mất dần khách hàng vào tay đối thủ của bạn. 

  • Các hacker sử dụng hình thức DDoS làm quá tải băng thông của server chứa trang web của bạn. Do đó người dùng khác không thể truy cập hoặc truy cập rất chậm. Đây là một phương thức khá phổ biến nhắm vào các website không có hạ tầng bảo mật tốt.
  • Tấn công Deface là làm thay đổi nội dung trên website của bạn. Khách hàng truy cập vào sẽ đọc được những thông tin sai lệch về doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn.
  • Một cách thức nữa là chuyển hướng website của bạn sang một website có nội dung hoàn toàn khác.

Mất dần khách hàng

Người dùng sẽ bỏ đi ngay nếu website liên tục không thể truy cập hoặc bị phát hiện có virus. Làm giảm lòng tin của khách hàng, ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của bạn.

Xem thêm: 6 cách tăng Organic Traffic cho website hiệu quả, bền vững

Làm gì để bảo mật website?

  • Chọn làm website tại các công ty có uy tín, cài đặt SSL để tăng cường bảo mật
  • Sử dụng mật khẩu mạnh (gồm có ký tự chữ thường, chữ hoa, số, ký tự đặc biệt) và thường xuyên thay đổi chúng.
  • Cài đặt các theme, plugin có nguồn gốc rõ ràng
  • Thường xuyên cập nhật các bản vá lỗi, cập nhật các plugin
  • Tạo các bản sao lưu để phục hồi dữ liệu khi cần
  • Thường xuyên kiểm tra định kỳ để phát hiện các bất thường, có kế hoạch quét virus

Cách tạo website – các bước tạo một trang web

Dưới đây là những bước cơ bản để tạo một website (trang web):

Bước 1: Mua tên miền, hosting. Có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ này, bạn nên chọn những công ty uy tín để được hỗ trợ xử lý khi có vấn đề xảy ra.

Xem thêm: Dịch vụ mua tên miền, hosting của Tùng Phát

Bước 2: Thiết kế website. Bạn có thể tự thiết kế giao diện và các chức năng của web. Nếu không bạn có thể nhờ các công ty thiết kế web. Nếu bạn dùng các nền tảng có sẵn như WordPress thì nó đã có sẵn các theme giao diện đa dạng để bạn lựa chọn.

Bước 3: Các lập trình viên sẽ tiến hành code giao diện và các chức năng theo yêu cầu. Họ sẽ kết nối cơ sở dữ liệu với website để chúng vận hành hiệu quả.

Bước 4: Sau khi website được hoàn thiện sơ bộ. Các tester sẽ tiến hành kiểm tra các lỗi có thể xảy ra, tránh việc giao cho khách hàng một website bị lỗi. Nếu tìm ra lỗi các lập trình viên sẽ sửa lại cho hoàn thiện.

Bước 5: Sau khi tất cả lỗi được sửa xong. Website sẽ được đưa lên server (hosting) chạy thử và bàn giao lại cho khách hàng.

Dịch vụ thiết kế website chuẩn SEO giá rẻ

hotline công ty Tùng Phát
hotline công ty Tùng Phát

Giảm đến 50% chi phí thiết kế web – Giảm đến 100% chi phí Hosting + Domain

Giảm đến 100% chi phí làm Web khi sử dụng dịch vụ SEO

Tùng Phát – khẳng định sự khác biệt

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận